Những điều cần biết về siêu âm tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi - Cố vấn cao cấp Trung Tâm Tim mạch – Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Siêu âm tim là một trong những phương pháp quan trọng dùng để kiểm tra các bất thường ở tim, trong chẩn đoán các bệnh lý ở tim, cho thấy kích cỡ, độ dày mỏng, khả năng bơm máu cũng như các hoạt động khác của tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này.

1. Tìm hiểu chung về siêu âm tim

1.1. Siêu âm tim cho thấy điều gì?

Bằng sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim, đồng thời kiểm tra những bất thường khi tim hoạt động. Cụ thể, cho phép biết được:

  • Cách tim hoạt động, co bóp.
  • Kích thước và hình dạng tim.
  • Kích thước và chuyển động bơm của các thành tim.
  • Sức bơm của tim.
  • Các van tim hoạt động có bình thường không.
  • Van tim có bị hẹp không.
  • Có máu trào ngược qua van tim không (hở van).
  • Có khối u, khối viêm nhiễm xung quanh van tim, co tim, mạch máu không.
Những điều cần biết về siêu âm tim
Siêu âm tim giúp bác sĩ chẩn đoán vấn đề gặp phải ở tim mạch.

Như vậy, với những thông tin này, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán các vấn đề gặp phải ở tim mạch như:

  • Các vấn đề về các mạch máu lớn vào và ra khỏi tim.
  • Các vấn đề về cơ tim, các lớp màng trong và ngoài tim.
  • Các bệnh lý van tim.
  • Các lỗ bất thường giữa các buồng tim.
  • Cục máu đông trong buồng tim.

1.2. Khi nào bạn cần siêu âm tim

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm tim vì nhiều lý do, ví dụ khi phát hiện ra những bất thường về tim mạch qua các xét nghiệm khác, hoặc biểu hiện bệnh tim, hoặc nghe tim bằng ống nghe.

Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường về tim như khó thở, đau ngực thì siêu âm tim là cần thiết.

2. Quy trình thực hiện siêu âm tim

2.1. Chuẩn bị trước khi siêu âm tim

Với siêu âm tim thông thường, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt gì mà có thể ăn, uống và uống thuốc như bình thường. Nếu bạn siêu âm tim gắng sức hay siêu âm qua thực quản thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn trong vài giờ. Nếu gặp khó khăn khi nuốt, điều này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng siêu âm tim qua thực quản, hãy cho bác sĩ biết điều này.

Việc siêu âm tim qua thực quản sẽ có thể khiến bạn không thể tự lái xe sau đó vì có thể cần uống thuốc an thần, do đó hãy báo người nhà để đưa bạn về.

>>> Siêu âm tim 4D tại Vinmec có gì đặc biệt?

2.2 Quá trình thực hiện siêu âm tim

Hầu hết các quá trình siêu âm tim đều diễn ra chưa đến 1 giờ, thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn hay rút ngắn hơn tùy vào tình trạng của bạn.

Thực hiện siêu âm tim có thể ở phòng khám của bác sĩ hoặc tại bệnh viện. Lúc này, bạn được yêu cầu nằm trên giường, kéo áo từ eo lên để bác sĩ đính các điện cực (là miếng dán) vào cơ thể đồng thời theo dõi điện tim.

Bác sĩ cần giảm ánh sáng trong phòng siêu âm để giúp việc quan sát hình ảnh rõ nét hơn, sau đó bạn sẽ được bôi 1 loại gel đặc biệt trên ngực để tăng khả năng dẫn truyền sóng siêu âm.

Đầu dò được di chuyển qua lại trên ngực để ghi hình ảnh siêu âm tim. Bạn có thể nghe thấy tiếng "píu píu", là tiếng máu chảy trong tim mà máy siêu âm ghi lại.

Nếu siêu âm tim qua thực quản, cổ họng bạn sẽ được gây tê bằng ống xịt hoặc gel để đưa đầu dò qua thực quản dễ hơn. Lúc này bạn cũng cần uống thuốc an thần để thư giãn.

2.3. Sau khi siêu âm tim cần làm gì?

Sau khi thực hiện siêu âm tim, nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ được bác sĩ cho phép tham gia hoạt động thường ngày.

3. Các tác dụng phụ và biến chứng có thể gặp phải khi siêu âm tim

Có thể nói, siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán và kiểm tra tim mạch hiện đại, cho hình ảnh rõ nét. Hơn nữa, siêu âm tim thông thường qua ngực không gây đau, không có biến chứng.

Những điều cần biết về siêu âm tim
Siêu âm tim có thể gây 1 số tác dụng phụ nhẹ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Cảm giác khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
  • Cổ họng đau trong vài giờ nếu siêu âm tim qua thực quản, hiếm trường hợp ống siêu âm làm xước cổ họng bên trong. Trong quá trình siêu âm, có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề hô hấp do thuốc an thần hoặc lượng oxy hít thở.
  • Việc gắng sức hay dùng thuốc trong siêu âm tim gắng sức có thể gây loạn nhịp tim tạm thời chứ không phải do siêu âm tim.

Trên đây là những thông tin về phương pháp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh – siêu âm tim, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Vinmec để được tư vấn nhanh nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • metalyse
    Công dụng thuốc Metalyse

    Thuốc Metalyse có thành phần chính là tenecteplase và được bào chế dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Vậy công dụng chính của thuốc Metalyse là gì và nên được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • darian 1
    Công dụng thuốc Darian 1

    Thuốc Darian 1 thuộc nhóm thuốc tim mạch, được dùng để điều trị bệnh tim gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim và những bệnh lý liên quan khác. Thuốc Darian 1 được sử dụng dưới sự chỉ định của ...

    Đọc thêm
  • Anpabitol
    Công dụng thuốc Anpabitol

    Thuốc Anpabitol được sản xuất và đăng ký bởi Công ty liên doanh dược phẩm Mebiphar – Austrapharm, thuộc nhóm thuốc tim mạch. Vậy thuốc Anpabitol có tác dụng gì, được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Usaconcorich
    Công dụng thuốc Usaconcorich

    Usaconcorich là thuốc điều trị tim mạch được sử dụng kê đơn phổ biến trên lâm sàng. Thuốc chứa thành phần chính là Bisoprolol (một hoạt chất giúp phong bế thần kinh giao cảm trên tim). Usaconcorich chủ yếu được ...

    Đọc thêm
  • Eslatinb 20
    Công dụng thuốc Eslatinb 20

    Eslatinb 20 là thuốc chỉ được bán theo đơn của bác sĩ, thường được sử dụng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và điều chỉnh lại nồng độ chất béo trong máu. Thuốc thường được sử ...

    Đọc thêm