Phân biệt hen phế quản và hen tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hen tim không phải là hen phế quản; nếu không được phân biệt được, điều trị lệch hướng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Do đó, cần phân biệt rõ ràng, chính xác đâu là bệnh hen phế quản hay hen tim để có định hướng điều trị chính xác

1. Phân biệt hen phế quản và hen tim

Thực tế chúng ta có thể phân biệt hen phế quản và hen tim thông qua một số đặc điểm chủ yếu như:

Cơ chế gây bệnh:

  • Hen tim là bệnh có cơ chế gây bệnh trên nền tảng bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành gây ra.
  • Đối với hen phế quản là bệnh trên bệnh sử khó thở mạn tính tái diễn có chu kỳ và có nguy cơ bùng phát, tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Người bệnh hen tim sẽ có dấu hiệu khó thở một cách đột ngột, thường xảy ra vào đêm, khó thở nhanh nông. Trong khi đó hen phế quản có dấu hiệu khó thở đột ngột nhưng khó thở chậm, rít tạo cảm giác ngẹt ở lồng ngực người bệnh.
  • Bên cạnh đó hen tim còn có biểu hiện như ho khan, ho có đờm, bọt hồng. Hen phế quản ho khạc đờm ít, dính, màu trắng, nếu hen ở thể bội nhiễm thì có xuất hiện nhầy mủ hoặc màu hồng.
  • Người bệnh hen tim có dấu hiệu rõ rệt suy tim biểu hiện trên lâm sàng, huyết áp tăng nhanh, trong khi hen phế quản thì người bệnh có huyết áp bình thường.
  • Người bệnh hen tim khi lên cơn hen sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp cao bất thường, khó kiểm soát. Khi nghe phổi người bệnh thấy có nhiều ran ẩm ở đáy, cùng các biểu hiện suy tim khác. Đối với hen phế quản, người bệnh sẽ vã mồ hôi hoặc không, không tím tái khi lên cơn hen, huyết áp vẫn bình thường hoặc có thể tăng nhẹ.

Khám cận lâm sàng:

  • Khi bệnh nhân được khám cận lâm sàng như nghe phổi sẽ thấy nhiều ran ẩm ở đáy đối với người bệnh hen tim, còn nếu nghe phổi có ran rít, ran ngáy thì đó là dấu hiệu của bệnh hen phế quản.
  • Chụp X-quang người bệnh hen tim có thể thấy được người bệnh bị thâm nhiễm 2 rốn phổi hình cánh bướm, tái phân bố tuần hoàn phổi bóng tim to. Trong khi người bệnh hen phế quản sẽ c hình ảnh Xquang bình thường.

Độ tuổi mắc bệnh:

  • Bệnh hen tim thường gặp ở người cao tuổi, có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn, người với hen phế quản thường dễ xảy ra với người trẻ tuổi.
Phân biệt hen phế quản và hen tim
Bệnh hen tim thường gặp ở người cao tuổi
  • Những người cao tuổi mắc bệnh suy tim thì khả năng co bóp tống máu của cơ tim yếu dần dẫn đến sự ứ trệ tại tuần hoàn phổi. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hen tim. Bởi vậy đối với người cao tuổi khi có dấu hiệu ho, khò khè, khó thở tăng dần kết hợp với suy tim cần nghĩ ngay đến hen tim và được điều trị sớm nhất có thể.

Phương pháp điều trị: Để điều trị hen tim hay hen phế quản, người bệnh cần phải được xác định chính xác bệnh.

  • Để điều trị hen tim, nguyên tắc cơ bản là cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu ứ trệ ở phổi. Nếu bệnh hen tim do nguyên nhân từ van vim, hoặc các bệnh bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì phẫu thuật, can thiệp qua da là phương pháp điều trị cần được cân nhắc.
  • Đối với hen phế quản, để điều trị hiệu quả thì cách tốt là phòng chống tái phát bằng điều trị dự phòng, bên cạnh điều trị kịp thời các cơn hen phế quản cấp tính.

2. Tầm soát hen phế quản

Việc tầm soát bệnh hen phế quản sớm có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ ai, đặc biệt là đối với người có triệu chứng nghi ngờ bệnh như:

  • Có cơn khò khè hoặc khò khè tái đi tái lại
  • Ho thường xuyên đặc biệt tăng về đêm hoặc gần sáng gây thức giấc
  • Có ho hoặc khò khè sau hoạt động thể lực
  • Bị khó thở liên tục theo một mùa nào nhất định trong năm
  • Có ho, khò khè hoặc khó thở sau tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp (bụi nhà, nấm mốc...) hoặc các chất kích ứng (sơn, dầu, nước hoa...)
  • Từng bị cảm lạnh dẫn đến viêm phổi hoặc kéo dài trên 10 ngày
  • Đã từng chẩn đoán hen nhưng không rõ ràng.
Phân biệt hen phế quản và hen tim
Tầm soát hen phế quản

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có Gói tầm soát hen phế quản giúp tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát, điều trị bệnh và thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng, sàng lọc hen phế quản.

Đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán, xác định nguyên nhân hen phế quản và xếp giai đoạn trước điều trị; thời gian khám nhanh gọn, được tư vấn kỹ càng, dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị, giúp người bệnh yên tâm khám và điều trị.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan