Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần diễn ra thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Bác sĩ Sản phụ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Cắt tử cung bán phần là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần thân tử cung, để lại cổ tử cung. Cắt tử cung bán phần được chỉ định trong điều trị các bệnh lý: U xơ tử cung, ung thư tử cung, lạc nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung bất thường

1. Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần

1.1.Chỉ định

Cắt tử cung bán phần là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần thân của tử cung và giữ lại phần cổ tử cung.

Chỉ định cắt tử cung bán phần khi:

  • U xơ tử cung đặc biệt là khi khối u to gây chèn ép đến các bộ phận xung quanh.
  • Polyp buồng trứng.

1.2.Chống chỉ định

  • Khối u xơ tử cung có kích thước quá lớn.
  • Mắc các bệnh lý nội khoa cấp tính đang điều trị nội khoa chưa có chỉ định can thiệp phẫu thuật được.
  • Mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn, bệnh về máu hay các bệnh lý khác có chống chỉ định với phẫu thuật.
  • Bị chướng bụng, thoát vị cơ hoành.
  • Phòng phẫu thuật chưa đầy đủ dụng cụ và thiết bị phục vụ cho cuộc phẫu thuật.

1.3.Kỹ thuật cắt tử cung bán phần qua nội soi

1.3.1.Chuẩn bị:

Bệnh nhân:

  • Thăm khám kỹ và giải thích cho bệnh nhân về phẫu thuật cắt tử cung bán phần.
  • Ký cam kết đồng ý mổ.
  • Để bệnh nhân có tâm lý thoải mái trước phẫu thuật.

Bác sĩ:

  • Là người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật phải đảm bảo các thao tác cũng như trang phục đồ dùng đều được vô trùng.

Dụng cụ:

  • Thuốc gây mê.
  • Hộp chống sốc và các thuốc hồi sức cho bệnh nhân.
  • Dịch truyền và máu thay thế dự phòng.
  • Dụng cụ đặt nội khí quản, máy thở.
  • Hệ thống khí CO2, màn hình theo dõi.
  • Bộ dụng cụ nội soi cắt tử cung đã được vô trùng.

1.3.2.Kỹ thuật cắt tử cung bán phần:

Sát khuẩn bụng, đặt ống thông tiểu cho bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tiến hành gây mê toàn thân, cho thở máy.

Tiến hành phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần qua 7 thì:

Thì 1: Chọc trocar và bơm CO2 vào ổ bụng.

  • Tạo một vết rạch nhỏ dưới rốn tầm 5-10mm tùy thuộc theo kích thước đèn soi để tiếp cận với tử cung.
  • Nâng thành bụng lên cao để chọc kim sau đó dùng nước nhỏ vào đốc kim để kiểm tra xem đầu kim đã nằm trong ổ bụng chưa.
  • Bơm CO2 vào ổ bụng với tốc độ bơm khí 3 lít/phút. Đặt cảm ứng tự động nếu áp lực bơm 15-20mmHg.
  • Chọc trocar phù hợp sau đó đưa đèn soi vào ổ bụng. Kiểm tra xem trocar đã nằm trong ổ bụng chưa.
  • Lưu ý chọc trocar ở 2 bên hố chậu, gần mào chậu tránh chọc vào mạch máu.

Thì 2: Kiểm tra tử cung và các tạng xung quanh trong ổ bụng.

  • Quan sát tử cung, phần phụ và tiểu khung. Kiểm tra kỹ dạ dày và gan đồng thời đánh giá các tổn thương tại tử cung.
  • Sử dụng dao 2 cực để đốt cầm máu trước khi cắt giải phóng các phần của tử cung.

Thì 3: Tiến hành giải phóng hai cánh bên của tử cung.

  • Dùng dao 2 cực đốt cầm máu dây chằng tròn rộng khoảng 1cm, cắt giữa hai chỗ đốt.
  • Nếu cắt bảo tồn buồng trứng thì cầm máu rồi tiếp tục giải phóng dây chằng giữa tử cung với buồng trứng ở đoạn gần tử cung ngay giữa chỗ đốt.
  • Nếu không bảo tồn buồng trứng thì đốt cầm máu, cắt dây chằng thắt lưng buồng trứng.
  • Lưu ý chỉ cắt cả 2 buồng trứng khi tại đó có tổn thương hoặc người bệnh đã cao tuổi và không muốn sinh đẻ.

Thì 4: Bóc tách bàng quang và cắt động mạch tử cung:

  • Tiến hành bóc tách xuống sát eo tử cung để bộc lộ rõ động mạch tử cung.
  • Bóc tách phúc mạc đoạn dưới, đưa đáy bàng quang xuống thấp.
  • Đốt sau đó khâu động mạch tử cung ở vị trí ngang với đoạn tử cung tương ứng với eo tử cung khi không có thai, lưu ý đến vị trí của niệu quản. Cắt lần lượt 2 cuống động mạch tử cung ở 2 bên.

Thì 5: Cắt tử cung và khâu mỏm cắt:

  • Cắt tử cung ở vị trí ngang đoạn eo tử cung.

Thì 6: Kiểm tra khả năng cầm máu ở các vị trí cắt.

  • Kiểm tra kỹ ở các đoạn cuống mạch và mỏm cắt để đánh giá tình trạng sau cắt và khả năng cầm máu tại đó.
  • Chú ý kiểm tra huyết áp của bệnh nhân ở từng thời điểm nhất là lúc kiểm tra cầm máu.
  • Rửa sạch lại ổ bụng bằng huyết thanh ấm đã được chuẩn bị trước đó.
  • Kiểm tra lại các cuống mạch không thấy hiện tượng chảy máu, nước rửa trong thì là ổn.

Thì 7: Khâu da:

  • Tháo CO2 rồi rút trocar ở hố chậu trước. Với trocar ở rốn có đèn soi nên rút sau cùng.
  • Tiến hành khâu da theo từng lớp giải phẫu từ trong ra ngoài.

2. Một số biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật nội soi cắt tử cung

Sau phẫu thuật nội soi cắt tử cung có thể sẽ gặp một vài biến chứng nguy hiểm nhưng hay gặp nhất trên lâm sàng là:

2.1.Chảy máu sau phẫu thuật

Kỹ thuật cắt tử cung bán phần
Đau đầu, choáng váng, tụt huyết áp là những biểu hiện cho thấy có thể bị chảy máu sau phẫu thuật

Nguyên nhân: có thể do tụt cuống mạch, khâu cầm máu không tốt dẫn đến chảy máu từ mỏm cắt, hoặc bệnh nhân bị rối loạn đông máu.Biểu hiện: đau đầu, choáng váng, tụt huyết áp, có thể dẫn đến thiếu máu cấp, tràn máu ổ bụng...

2.2. Máu tụ ngoài phúc mạc

Nguyên nhân: do cầm máu không tốt trong quá trình phẫu thuật.Yêu cầu theo dõi và điều trị xử lý nội khoa trước. Theo dõi kích thước khối máu tụ để có hướng xử lý phù hợp.

2.3.Tổn thương tại đường tiết niệu

Sau phẫu thuật có thể gây tổn thương bàng quang và niệu quản như gây viêm nhiễm hay co chạm vào trong lúc cắt tử cung...Thăm khám kỹ và khi phát hiện tổn thương thì chỉ định mổ lại để xử lý các tổn thương đó.

2.4.Viêm phúc mạc ổ bụng

Chỉ định mổ lại để rửa làm sạch lại ổ bụng, đặt dẫn lưu nếu cần thiết. Kết hợp hồi sức và kháng sinh toàn thân. Ngoài những biến chứng trên, sau mổ còn có thể xảy ra các hiện tượng khác như dính cổ tử cung vào nhau hoặc dính vào các bộ phận lân cận, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai nên cần được thăm khám kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02973985588 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Phú Quốc.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan