Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu

Tăng prolactin máu là tình trạng đặc trưng bởi mức độ cao của hormone prolactin trong máu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng này, một trong những nguyên nhân phổ biến là do sự rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên.

1. Tăng prolactin máu?

Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ ​​tuyến yên. Nó giúp kích thích và duy trì sản xuất sữa mẹ. Tăng prolactin máu mô tả sự dư thừa hormone này trong cơ thể. Cường prolactin máu là bệnh lý nội tiết thường gặp do rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên. Bệnh cũng có thể gặp ở nam giới, nhưng thường thấy ở nữ hơn.

2. Nguyên nhân tăng prolactin máu

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tăng prolactin máu, gồm có:

2.1 Nguyên nhân bệnh lý học

  • U tuyến yên có 2 dạng microadenoma (nhỏ hơn 10mm) và macroadenoma (lớn hơn 10 mm). Trong adenoma tuyến yên, u tiết prolactin hay gặp nhất, chiếm hơn 30% trường hợp cường prolactin máu. Các u tuyến yên có thể chèn ép, ngăn cản dopamine từ vùng dưới đồi xuống, thiếu tác dụng “cản tiết” của dopamine cường prolactin máu xảy ra. Ngược là, 25% các u tuyến yên tiết GH có thể làm tăng tiết prolactin.
  • Suy tuyến giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp).
  • Macroprolactinemia, đây là dạng polymer của nhiều phân tử prolactin. Các polymer này thường gắn với IgG và không có khả năng gắn kết với các thụ thể prolactin, nhưng cũng có ít tác dụng của prolactin.
  • Bệnh tự miễn của tuyến yên (autoimmune condition of the pituitary), gây tẩm nhuận lympho bào cũng có thể gây cường prolactin máu. Tiêu biểu của dạng này là viêm tuyến yên lympho bào (lymphocytic hypophysitis) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.
  • Xơ gan.
  • Bệnh vùng dưới đồi: Vùng dưới đồi có chức năng như là liên kết giữa hệ thống thần kinh và tuyến yên. Sự gia tăng nồng độ prolactin thường có thể liên quan trực tiếp đến khối u, chấn thương hoặc nhiễm trùng vùng dưới đồi.
  • Các tổn thương tủy sống.
  • Suy thận mạn tính.

2.2 Nguyên nhân sinh lý học

  • Mang thai: Prolactin huyết thanh tăng trong suốt thai kỳ, đạt đến đỉnh điểm khi sinh. Nguyên nhân có thể của tăng prolactin máu là tăng nồng độ estradiol huyết thanh trong thai kỳ. Khoảng sáu tuần sau khi sinh, sự tiết estradiol đã giảm và nồng độ prolactin trong huyết thanh cơ bản thường là bình thường, ngay cả khi mẹ đang cho con bú.
  • Thời kỳ cho con bú: Kích thích núm vú trong khi cho con bú làm tăng nồng độ prolactin trong máu, có lẽ thông qua con đường thần kinh. Trong những tuần đầu tiên sau sinh, nồng độ prolactin trong máu có thể tăng lên tới 300 ng / mL so với bình thường để đáp ứng với việc cho con bú.
  • Kích thích núm vú, xoa nắn vùng ngực, phẫu thuật ngực vú, mặc áo ngực chật quá.
Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu
Kích thích núm vú, xoa nắn vùng ngực, phẫu thuật ngực vú, mặc áo ngực chật quá

  • Vận động thể dục, ngủ quá nhiều.
  • Stress
  • Chấn thương, phẫu thuật.

2.3 Nguyên nhân dược lý

Một số nhóm thuốc có tác dụng phụ gây tăng prolactin máu như:

  • Thuốc trầm cảm: Desipramine, clomipramine
  • Thuốc tâm thần
  • Thuốc hạ huyết áp: Verapamil
  • Thuốc chẹn histamin H2 như cimetidin, ranitidin
  • Thuốc chống nôn như metoclopramide
  • Estrogen.

Tóm lại, nồng độ prolactin máu cao được coi là hoàn toàn bình thường trong khi mang thai và cho con bú, tuy nhiên tăng prolactin có thể xảy ra vào thời điểm khác do các nguyên nhân bệnh lý và sử dụng thuốc. Một trong những nguyên nhân phổ biến hơn là do sự hình thành của một khối u lành tính trên tuyến yên.Tăng prolactin có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, dẫn đến những rối loạn về sinh dục nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan