Đau đầu kéo dài khi mang thai: Những điều cần biết

Đau đầu kéo dài khi mang thai là một triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ có thai, đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của sản phụ đang gặp vấn đề, điển hình là bệnh tiền sản giật khi mang thai. Các cơn đau đầu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi.

1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

1.1 Sự thay đổi về hormone

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau đầu kéo dài khi mang thai là do thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai. Có đến khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì có khoảng 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi mới mang thai, nồng độ hormone bên trong cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi mạnh mẽ. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng... và một phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi này chính là hiện tượng đau đầu. Một số biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói ở đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.

1.2 Do bệnh lý

Một số căn bệnh nội khoa có thể gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở phụ nữ như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm...

1.3 Trọng lượng thai nhi thay đổi

Sản phụ hay bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở sản phụ.

1.4 Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Những sản phụ có thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, và thường xuyên thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa các chất kích thích cũng có thể gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ và dẫn đến triệu chứng đau đầu.

1.5 Do môi trường sống

Sản phụ sống hoặc làm việc trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, và khó ngủ,... lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng đầu, mệt mỏi khi mang thai

Đau đầu khi mang thai
Môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu ở thai phụ

2. Đau đầu kéo dài khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau đầu có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,...gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số phụ nữ khác chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này bởi nếu chị em bị đau đầu trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì rất có thể đây là một dấu hiệu của tiền sản giật.

Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

3. Những dấu hiệu cảnh báo sản phụ cần đến gặp bác sĩ

Tình trạng đau đầu kéo dài khi mang thai sẽ nhanh chóng biến mất khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu đau đầu vẫn tiếp diễn và diễn ra trên 4 giờ, kèm với đó có xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu dữ dội, đặc biệt ở trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau đầu kèm theo một số triệu chứng như sốt, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, có cảm giác tê buốt hoặc thay đổi về cảm giác, hay tri giác.
  • Đau đầu sau khi bị chấn thương.
  • Khi đọc sách hoặc nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại xuất hiện tình trạng đau đầu ngay lập tức.
  • Đột ngột tăng cân.
  • Sưng bàn tay, bàn chân thậm chí cả khuôn mặt.
  • Đau đầu kèm theo đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
Đau đầu khi mang thai
Tình trạng đau đầu kéo dài khi mang thai sẽ nhanh chóng biến mất khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ.

4. Biện pháp phòng ngừa

Hầu hết các trường hợp bị đau đầu khi mang thai là bình thường và hiện tượng đau đầu sẽ tự hết sau khi sinh xong. Tuy nhiên, những cơn đau đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sản phụ. Vì vậy một số biện pháp phòng ngừa, giảm bớt chứng đau đầu như:

4.1 Chế độ dinh dưỡng

Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn của mỗi người, sản phụ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói khi mang thai dẫn tới hạ đường huyết và gây ra đau đầu.

Mỗi ngày sản phụ nên uống đủ lượng nước, có thể uống nước lọc, hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi... và cần hạn chế uống các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, không sử dụng đồ ăn đóng hộp, thịt chế biến sẵn, socola,...

Bổ sung một số loại thực phẩm ví dụ như sữa tươi, đậu trắng, anh đào, khoai tây,...Những thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, bông cải xanh, mía,.. là giảm đau đầu khi mang thai và rất tốt cho lưu thông máu lên não.

Đau đầu khi mang thai
Những thực phẩm giàu sắt giúp giảm đau hiệu quả

4.2 Chế độ nghỉ ngơi

Sản phụ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý. Việc nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp tinh thần người mẹ trở lên thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ.Đi ngủ đúng giờ vì thiếu ngủ không chỉ gây đau đầu mà còn khiến sản phụ dễ bị đãng trí, hay quên... Ngủ đủ giấc từ 7 giờ-10 giờ mỗi ngày, vì phụ nữ mang thai cần có thời gian ngủ nhiều hơn, đặc biệt đối với người mắc chứng đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên không ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh tình trạng mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần yên tĩnh và ít sáng, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử.Đắp khăn mát khi nằm nghỉ, hay nằm ngủ để giảm được cơn đau đầu khi mang thai một các từ từ và hiệu quả

4.3 Tắm nước ấm, tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu

Hạn chế căng thẳng thần kinh, tránh những suy nghĩ tiêu cực, để có giấc ngủ ngon hơn và làm giảm đi các cơn đau đầu.

4.4 Chế độ tập luyện thể dục

Phụ nữ mang thai cần duy trì được một chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn vì nó rất có lợi trong việc giảm tình trạng đau đầu khi mang thai. Sản phụ có thể lựa chọn một số bộ môn như yoga, đi bộ, bơi lội, hay ngồi thiền... đều rất tốt cho sức khỏe.Massage vùng đầu, vai gáy, và cả gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.Tình trạng đau đầu kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Khi sản phụ thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu khi mang thai, thì tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi tình trạng và cải thiện sức khỏe bằng các biện pháp trên.

Nếu tình trạng đau đầu vẫn tiếp tục diễn ra, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi toàn diện, Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói, trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh. Sau khi có kết quả khám thai, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ phân tích và tư vấn dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho thai phụ để giúp mẹ và bé có sức khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan