Dấu hiệu người phụ nữ sau sinh đang bị trầm cảm

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Đặng Thị Thanh Tùng, Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trầm cảm sau khi sinh là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Theo thống kê, có khoảng 85% phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Hầu hết các biểu hiện trầm cảm sau sinh sẽ chỉ thoáng qua và tương đối nhẹ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lại bị dai dẳng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Hiểu một cách đơn giản, bệnh trầm cảm sau khi sinh là những rối loạn cảm xúc, những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, mệt mỏi, lo lắng của người mẹ về các vấn đề trong cuộc sống. Trầm cảm sau khi sinh có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng, thậm chí khiến người bệnh có hành vi tự tử nếu không được can thiệp kịp thời.

Thực tế, những phụ nữ trầm cảm sau sinh sẽ càng có biểu hiện nặng lên nếu thời điểm sau sinh gặp phải khó khăn về tài chính hay chăm sóc em bé, mâu thuẫn gia đình... Đặc biệt, nếu trong gia đình từng có người bị trầm cảm sau khi sinh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao.

Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh cần phải chú ý bao gồm:

  • Thường xuyên đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi, đau nhức cơ, tinh thần sa sút;
  • Ăn rất ít hoặc ăn nhiều bất thường hoặc cảm thấy không ngon miệng cũng là dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường thấy;
  • Xa lánh, ngại tiếp xúc với người thân, bạn bè;
  • Không muốn gần gũi và tiếp xúc với con;
  • Dằn vặt mình không đủ khả năng làm mẹ, không thể nuôi dưỡng và bảo vệ con;
  • Thường xuất hiện những suy nghĩ tự làm hại đến bản thân và con;
  • Chán ăn và sụt cân nhanh;
  • Buồn chán, vô vọng, trống rỗng, luôn cảm thấy áp lực về mọi thứ mà không biết nguyên nhân do đâu;
  • Sợ hãi, lo âu là biểu hiện trầm cảm sau sinh;
  • Dễ cáu gắt, bồn chồn, phiền muộn;
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dễ tỉnh giấc khi đang ngủ, ngủ không sâu giấc;
  • Dễ giận dữ, nóng nảy, mất kiểm soát. Hoặc có những cơn giận bùng phát (quát, hét, đập phá đồ);
  • Không thể tập trung, hay quên và khó đưa ra quyết định;
  • Không còn những sở thích như ngày xưa, không chăm sóc bản thân.

Hiện nay vẫn có nhiều người xem nhẹ chứng trầm cảm sau khi sinh con, chỉ đến khi bản thân thật sự trải qua thì mới hiểu căn bệnh này có sức ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe và cuộc sống. Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm sau khi sinh con có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân. Khi người phụ nữ trầm cảm sau sinh sẽ không có đủ tâm trí để chăm sóc cho gia đình và đứa con sơ sinh được tốt, gia đình vì thế sẽ không được vui vẻ. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan