Lý do khiến bạn đau đầu khi mang thai

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến nhiều triệu chứng, trong đó có đau đầu khi mang thai. Khi thai phụ bị đau đầu khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ là biểu hiện sự thay đổi cơ thể ở người phụ nữ.

Trên thực tế, hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau đầu chóng mặt khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn. Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở. Mặc dù trong khi mang thai có thể thai phụ xuất hiện kiểu đau đầu khác với bình thường, nhưng đa số trường hợp bị đau đầu khi mang thai không có hại.

Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau đầu có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,...gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số phụ nữ khác chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này bởi nếu chị em bị đau đầu khi mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì rất có thể đây là một dấu hiệu của tiền sản giật.

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai có thể là:

  • Sự thay đổi về hormone: Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau đầu khi mang thai là do thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai. Khi mới mang thai, nồng độ hormone bên trong cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi mạnh mẽ. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng... và một phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi này chính là hiện tượng đau đầu chóng mặt khi mang thai. Một số biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói ở đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.
  • Do bệnh lý: Một số căn bệnh nội khoa có thể gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở phụ nữ như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm...
  • Trọng lượng thai nhi thay đổi: Sản phụ hay bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học; Những sản phụ có thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, và thường xuyên thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa các chất kích thích cũng có thể gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ và dẫn đến triệu chứng đau đầu khi mang thai.
  • Do môi trường sống; Sản phụ sống hoặc làm việc trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, và khó ngủ,... lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu chóng mặt khi mang thai

Khi thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu khi mang thai, thai phụ tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các cách trên. Nếu tình trạng đau đầu khi mang thai diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan