Mang thai giả: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mang thai giả là một hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ. Tình trạng này thường có các triệu chứng gần giống với mang thai thật, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn hoặc thay đổi kích thước ngực. Mang thai giả là một vấn đề liên quan đến tâm lý, đôi khi cũng có thể xảy ra do phụ nữ mắc phải một số căn bệnh nhất định.

1. Tình trạng mang thai giả là gì?

Nhiều phụ nữ cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi có thể đưa ra kết luận nhầm rằng họ đang mang thai. Thậm chí, đối với một số người, các triệu chứng liên quan đến thai kỳ xảy ra rất chân thật và kéo dài khiến họ tin rằng mình đang mang thai, nhưng thực tế chuyện này không hề xảy ra. Điều này còn được gọi là tình trạng mang thai giả ở phụ nữ.

Nhiều phụ nữ mắc chứng mang thai giả có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện và bụng phình to do khí. Nồng độ hormone của cơ thể cũng tăng cao, kèm theo triệu chứng ngực căng sữa, thậm chí đôi khi tiết ra sữa non. Ngoài ra, một số phụ nữ cũng phát triển các biến chứng sức khỏe liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật. Chưa hết, mang thai giả còn có thể dẫn đến các cơn co thắt nguy hiểm.

2. Nguyên nhân dẫn đến mang thai giả

Trong một số trường hợp, vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần hoàn toàn không liên quan đến nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai giả.

Nguyên nhân gây mang thai giả có thẻ bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Tức là người phụ nữ muốn mang thai đến nỗi bộ não của cô ấy đã tạo ra những thay đổi trong cơ thể, gần giống với mang thai.

Ngoài ra, hiện tượng kỳ lạ này cũng có thể gây ra do chấn thương, chẳng hạn như sẩy thai nhiều lần hoặc trải qua cú sốc đối với tinh thần.

Ốm nghén là gì
Nguyên nhân gây mang thai giả có thẻ bắt nguồn từ yếu tố tâm lý

3. Một số triệu chứng của mang thai giả

Các triệu chứng báo hiệu mang thai giả có thể gần giống với tình trạng mang thai thật, do đó nó thường gây ra sự hiểu lầm đáng kể. Một số triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ mắc phải hiện tượng này, bao gồm: Ốm nghén, mất kinh, tăng cân hoặc tăng kích cỡ vòng ngực. Đôi khi, những triệu chứng này có thể gây chẩn đoán sai cho bác sĩ nếu chỉ đánh giá dựa trên các dấu hiệu lâm sàng được liệt kê ở trên.

Dưới đây là những dấu hiệu mà phụ nữ mắc chứng mang thai giả có thể gặp phải, bao gồm:

  • Sự gián đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (chiếm tỷ lệ 50-90%)
  • Bụng phình to giống như đang mang thai (chiếm tỷ lệ 60-90%)
  • Căng và đau ở ngực, ngoài ra có sự thay đổi ở núm vú dẫn đến tiết sữa non
  • Nhận thấy thai nhi trong bụng đang đạp, di chuyển khá nhiều lần (chiếm tỷ lệ 50-75%)
  • Xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa như bị ốm nghén
  • Cơ thể có dấu hiệu tăng cân
  • Trong trường hợp hiếm hoi, xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả. Bạn có thể cảm thấy các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt. Triệu chứng này thường xảy ra khi phụ nữ mang thai giả nghĩ rằng họ đã đủ tháng để sinh.

Những triệu chứng này thường kéo dài trong vòng vài tuần, chín tháng hoặc thậm chí nhiều năm nếu không được điều trị sớm.

uong thuoc dung gio
Sự gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt là triệu chứng dễ gặp của hiện tượng mang thai giả

4. Làm thế nào để kiểm tra mang thai giả?

Để kiểm tra xem một phụ nữ có đang mang thai giả hay không, bác sĩ thường xem xét và đánh giá các triệu chứng gặp phải. Đồng thời thực hiện khám vùng chậu và siêu âm bụng. nhằm đánh giá được chính xác tình trạng mang thai giả, bác sĩ sẽ theo dõi một số thay đổi về thể chất sẽ xảy ra trong khi mang thai tử cung mở rộng hoặc mềm cổ tử cung.

Ngoài ra, các xét nghiệm nước tiểu cũng cho ra kết quả âm tính nếu bạn bị mang thai giả. Tuy nhiên, một số loại ung thư hiếm gặp có thể sản xuất ra hormone gần giống như hormone thai kỳ, dẫn đến kết quả dương tính giả.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng có thể khiến phụ nữ biểu hiện ra các triệu chứng mang thai giả, chẳng hạn như: Ung thư, mang thai ngoài tử cung. Cách tốt nhất, bạn nên đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán các tình trạng bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị sớm.

Sản phụ từng bị thai lưu: Cần khám, tư vấn và chăm sóc trước khi mang thai lại
Để kiểm tra xem một phụ nữ có đang mang thai giả hay không, bác sĩ thường xem xét và đánh giá các triệu chứng gặp phải

5. Điều trị mang thai giả

Mang thai giả là một hiện tượng tâm lý, cho nên việc điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp tâm lý cho bệnh nhân. Do đó, trước tiên bác sĩ nên nhẹ nhàng thông báo kết quả cho người bệnh, đồng thời sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý nhằm an ủi tinh thần của họ khi biết “tin dữ”.

Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng nên khuyên nhủ các thành viên trong gia đình và bạn bè của bệnh nhân thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần, giúp họ vững tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nếu hiện tượng mang thai giả xảy ra do bệnh lý, bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể và đưa ra các lựa chọn điều trị từ nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng kỳ lạ này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

90.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan