Sau sinh 2 tuần: Cơ thể người mẹ phục hồi thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tại thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn, nhưng chắc chắn là bạn vẫn đang trong quá trình hồi phục sau khi sinh. Hãy làm mọi thứ từ từ và nhớ gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo lắng nào về cơ thể sau khi mang thai.

1. Chảy máu sau sinh

Phục hồi sau khi sinh thường hay phục hồi sức khoẻ sau khi sinh mổ: có thể bạn vẫn đang bị chảy máu âm đạo nhưng không quá nặng vào thời điểm này, việc chảy máu sẽ giảm dần trong tuần thứ hai này là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo chuyển màu nâu hồng hoặc có màu hơi vàng, những dấu hiệu này cũng là bình thường. Bạn có thể bị chảy máu và tiết dịch âm đạo liên tục hoặc không liên tục và không có trong 4 đến 6 tuần sau khi sinh.

Chảy máu âm đạo sau khi sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? (Phần 2)
Bạn có thể bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau sinh trong 4- 6 tuần

2. Chữa lành âm đạo và tầng sinh môn

Hiện tại, bạn ít có khả năng bị đau cấp tính hoặc có cảm giác bị châm chích, giai đoạn này bạn có thể vẫn còn cảm thấy thỉnh thoảng vẫn đau nhức nhẹ. Nếu bạn bị rách âm đạo hoặc cắt tầng sinh môn, bạn có thể cảm thấy ngứa khi da lành lại.

3. Phục hồi mổ đẻ

Bạn có thể vẫn còn cảm thấy đau ở vết mổ và bạn vẫn phải theo chỉ định của bác sĩ để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, nhưng bạn đã qua giai đoạn hồi phục đau đớn và khó chịu nhất đồng thời lúc này bạn sẽ cảm thấy tốt hơn một chút. Bạn hãy làm sạch khu vực này. Đôi khi, chỗ vết mổ của bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc tê.

Tăng tốc độ khôi phục sau mổ đẻ

Cho dù bạn sinh mổ theo lịch trình hay không có kế hoạch, chế độ phục hồi sức khỏe sau khi sinh có thể khiến bạn hơi bị sốc. Dưới đây, có một vài điều có thể giúp bạn dễ dàng hồi phục và giúp bạn bình phục trở lại sau khi phẫu thuật.

  • Uống thuốc giảm đau

Nhiều phụ nữ ngừng uống thuốc giảm đau quá sớm và kết quả là họ phải chịu đựng những cơn đau nhiều hơn. Đó có thể trở thành một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, hãy uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời đảm bảo rằng bạn đã uống trước khi cơn đau trở nên quá nặng.

Trong trường hợp, thuốc giảm đau không có tác dụng với những cơn đau đang diễn ra, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời.

  • Ra khỏi giường

Bạn có tin không, thức dậy sớm nhất có thể và di chuyển xung quanh phòng, dù chỉ là một chút thôi cũng có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về mặt thể chất cũng như tinh thần. Hãy chắc chắn rằng bạn được đứng dậy nhờ sự giúp đỡ của người khác trong vài lần đầu tiên, vì lúc này bạn còn khá yếu và chân tay bạn còn khá run.

Khi bạn có thể đi những quãng đường ngắn như đi vào phòng tắm, hãy cân nhắc việc đi bộ quanh nhà. Những vòng này thường sẽ chậm, nhưng không phải tốc độ mà quan trọng là sự di chuyển.

  • Lên kế hoạch trước

Khi bạn đã về nhà và hồi phục sức khỏe, và bạn hãy nhớ lên kế hoạch trước. Dự định đến một khu vực có giỏ đựng mọi thứ bạn cần: điện thoại, thuốc men, chai nước, sách, điều khiển TV, v.v.

Khi bạn đang ngủ, hãy ngủ gần con để bạn không phải di chuyển đến gần con, ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn những bữa ăn tiện dụng để có thể dễ dàng thực hiện. Bạn cần phải nhớ rằng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn hồi phục.

  • Dùng một chiếc gối nhỏ

Dùng gối để nẹp vết mổ khi đứng trong vài ngày đầu hoặc khi bạn ho hoặc cười, điều này có thể làm giảm cơn đau và giúp bạn cảm thấy ổn định hơn. Sau đó, gối có thể hữu ích để giúp bạn nâng đỡ khi cho trẻ bú.

  • Đi chậm

Hãy nhớ rằng, bạn vừa mới sinh con và một cuộc đại phẫu, bạn cần tăng mức độ hoạt động của mình thật chậm trong vòng sáu đến tám tuần tới. Không nhặt bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn và không bắt đầu tập thể dục cho đến khi bạn nhận được thông tin rõ ràng từ bác sĩ của bạn.

Cũng nên nhớ rằng mặc dù bạn sinh mổ, thì bạn vẫn sẽ bị chảy máu âm đạo, nếu bạn làm quá nhiều, đôi khi bạn sẽ nhận thấy lượng máu sẽ tăng lên.

  • Mang tất nén

Đây là những chiếc tất làm bằng nhựa bao phủ cẳng chân của bạn và ép chặt chân của bạn để giúp máu trở về tim nhanh hơn. Chiến lược này thường được sử dụng sau khi mổ để giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

  • Chấp nhận trợ giúp

Ngay cả khi bạn đã có thời gian để lên kế hoạch trước cho việc phục hồi sau mổ lấy thai, có điều gì đó có thể khiến bạn mất cảnh giác. Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gia đình, bạn bè và hàng xóm của bạn.

Đôi khi, một khuôn mặt thân thiện và một đôi tai lắng nghe có thể giúp bạn hồi phục tốt hơn. Bạn cũng nên đảm bảo rằng mình thường xuyên kiểm tra sức khỏe sau sinh. Những lịch trình này được lên lịch để giúp đảm bảo rằng bạn đang hồi phục sức khỏe bình thường sau khi phẫu thuật. Có thể ảnh hưởng đến việc mang thai trong tương lai, nhưng sự hồi phục khỏe mạnh có thể giúp giảm thiểu quá trình đó.

Vết mổ đẻ
Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc tê chỗ vết mổ

4. Đổ mồ hôi đêm

Khoảng một phần ba số phụ nữ bị đổ mồ hôi ban đêm hoặc bốc hỏa trong tháng đầu tiên sau sinh. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố cũng như nhu cầu cơ thể của bạn để thải sản dịch dư thừa khi mang thai. Đó là điều bình thường và thường sẽ hết trong vài ngày hoặc vài tuần.

5. Tình trạng sức khỏe tâm thần

Hội chứng “baby blues” là hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều cho rằng họ đang mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh (PPD) lại là một điều hoàn toàn khác. Nếu bạn đang cảm thấy buồn bã và lo lắng. Nếu bạn không thể ăn hay ngủ, không gắn bó với trẻ sơ sinh hoặc đang có ý định tự sát hoặc ý nghĩ làm tổn thương bất kỳ ai khác thì bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể tìm biện pháp khắc phục tình trạng này.

Các đề xuất giúp bạn phục hồi:

  • Nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ tìm hiểu sâu vào vấn đề này ngay bây giờ. Hãy nhớ chuẩn bị sẵn lanolin - mỡ lông cừu để điều trị đau núm vú và để ý các ống dẫn sữa bị tắc. Chuyên gia tư vấn cho con bú có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn ở đây, vì vậy liên lạc với họ nếu bạn đang gặp khó khăn.
  • Kết hợp một chút vận động ban ngày cho dù đó là đi dạo quanh nhà bạn hay khu nhà.
  • Tiếp tục ăn uống đầy đủ. Thực phẩm có kali có thể giúp duy trì năng lượng của bạn.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé đặc biệt cần đặc biệt chú trọng đối với phụ nữ sinh mổ để quá trình hồi phục sau mổ sớm nhất tránh các biến chứng có thể xảy ra. Trong vòng 12 tuần sau khi sinh, hãy gặp bác sĩ của bạn để đánh giá toàn diện sau sinh. Trong lần hẹn tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tâm trạng và sức khỏe cảm xúc của bạn, thảo luận về biện pháp tránh thai và khoảng cách sinh, xem lại thông tin về chăm sóc và cho trẻ ăn, nói về thói quen ngủ và các vấn đề liên quan đến mệt mỏi và khám sức khỏe.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khoa Sản - Phụ là một trong những chuyên khoa mũi nhọn hàng đầu. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng ốc khang trang sạch đẹp, đội ngũ y bác sĩ không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn cao mà còn có sự hiểu biết và quan tâm sát sao đến tâm lý, trạng thái của từng sản phụ sẽ tham gia chẩn đoán, đưa ra phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào từng thể trạng của sản phụ. Nhờ đó mang lại cho chị em phụ nữ sự an tâm tuyệt đối, thoải mái, không còn những lo lắng cho mẹ và bé.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách vui lòng nhấn vào nút “Liên hệ” trên website, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com, whattoexpect.com, verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

387 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan