Xét nghiệm E2 đánh giá đáp ứng buồng trứng kém trong IVF

Việc đánh giá đáp ứng buồng trứng được thực hiện thường xuyên thông qua các xét nghiệm dự trữ buồng trứng (ORT) khác nhau nhằm dự đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong những đánh giá thường sử dụng để đánh giá đáp ứng buồng trứng kém trong IVF là xét nghiệm E2.

1. Đáp ứng buồng trứng kém là gì?

Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng là tình trạng số lượng nang noãn ít, số lượng trứng thu được ít và nồng độ estradiol thấp khi sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng chuẩn.

Đáp ứng buồng trứng kém xảy ra vào khoảng 20% ở các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (IVF) làm giảm số trứng, số phôi thu được, tăng chi phí điều trị, tỷ lệ thai lâm sàng thường rất thấp. Việc đánh giá đáp ứng buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng trong IVF, giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Chẩn đoán đáp ứng kém với kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm dựa vào dấu hiệu sau:

  • Số lượng nang noãn trên siêu âm ngày tiêm hCG hay số noãn chọc hút được dưới 4
  • Nồng độ estradiol ngày 6 của kích thích buồng trứng dưới 200 pg/ml hoặc nồng độ estradiol ngày tiêm hCG dưới 500pg/ml.
Buồng trứng
Đáp ứng buồng trứng vô cùng quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm

2. Xét nghiệm E2 là gì?

Estrogen là một nhóm hormone đóng vai trò chính trong sự phát triển các đặc điểm thể chất và chức năng sinh sản của phụ nữ, bao gồm sự phát triển của vú và tử cung và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Đàn ông cũng tạo ra estrogen nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều.

Có nhiều loại estrogen, nhưng chỉ có ba loại thường được thử nghiệm:

  • Estrone, còn được gọi là E1, là nội tiết tố nữ chính được tạo ra bởi phụ nữ sau khi mãn kinh. Mãn kinh là thời gian trong cuộc đời của người phụ nữ khi kinh nguyệt chấm dứt và cô ấy không thể mang thai nữa. Nó thường bắt đầu khi một phụ nữ khoảng 50 tuổi.
  • Estradiol, còn được gọi là E2, là nội tiết tố nữ chính được tạo ra bởi những phụ nữ không mang thai.
  • Estriol, còn được gọi là E3 là một loại hormone tăng lên trong thai kỳ.

Đo nồng độ estrogen có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng sinh sản của bạn (khả năng mang thai), sức khỏe của thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt và các tình trạng sức khỏe khác.

Xét nghiệm E2 hay còn gọi là xét nghiệm estradiol là kiểm tra nhằm đo lượng hormone estradiol trong máu của bạn. Buồng trứng, vú và tuyến thượng thận tạo ra estradiol. Khi mang thai, nhau thai cũng tạo ra hormon này. Estradiol giúp tăng trưởng và phát triển cơ quan sinh dục nữ, bao gồm: Tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo, ngực. Estradiol giúp kiểm soát cách phân phối chất béo trong cơ thể. Nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe xương và khớp ở phụ nữ.

Video đề xuất: Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm

3. Xét nghiệm E2 bao nhiêu là bình thường?

Mức độ estradiol cao hơn bình thường cho thấy tuổi dậy thì xảy ra sớm hơn bình thường. Đây còn được gọi là dậy thì sớm. Nồng độ estradiol thấp có thể cho biết tình trạng dậy thì muộn. Bên cạnh đó, xét nghiệm E2 có thể giúp bác sĩ phát hiện vấn đề bất thường ở tuyến thượng thận, hỗ trợ trong điều trị suy tuyến yên.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm estradiol để tìm nguyên nhân của:

Nếu bạn có thai hoặc đang điều trị vô sinh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm estradiol để giúp theo dõi quá trình mang thai và sự phát triển nang trứng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Nồng độ estradiol ở nữ giới sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể ở pha nang noãn, nồng độ E2 ở mức 11.3 - 232.3 pg/mL, khi rụng trứng nồng độ này sẽ tăng lên 41.1 - 397.4 pg/mL, ở pha hoàng thể E2 lại giảm dần xuống 22.3 - 340.3 pg/mL, thời kỳ tiền mãn kinh nồng độ E2 giảm xuống thấp chỉ ở khoảng dưới 5 - 137.4 pg/mL.

4. Xét nghiệm E2 đánh giá đáp ứng buồng trứng kém trong IVF

Để đánh giá dự trữ buồng trứng, xét nghiệm E2 được làm vào ngày 2 (hoặc 3) của chu kỳ kinh nguyệt – cùng với thời điểm làm xét nghiệm FSH. Dự trữ buồng trứng được coi là giảm khi nồng độ E2 ngày 3 >75pg/ml, FSH > 12-15 IU/L.

Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm E2 được tiến hành vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh

5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm E2

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức estradiol. Do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ về các yếu tố này. Họ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một loại thuốc nhất định hoặc thay đổi liều trước khi thử nghiệm.

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức estradiol của bạn bao gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Liệu pháp estrogen
  • Glucocorticoids
  • Phenothiazin, thuốc được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác
  • Kháng sinh tetracycline (Panmycin) và ampicillin

Nồng độ estradiol cũng có thể thay đổi trong suốt cả ngày và trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ của bạn. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức estradiol bao gồm:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: