Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết lúc mới chớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hướng dẫn và tạo cho bé thói quen làm sạch răng đúng cách, giúp bé học cách tự chăm sóc răng miệng không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng ở trẻ em mà còn giúp bé có nụ cười đẹp và hàm răng khỏe.

1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

  • Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, và phủ lên răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
  • Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt...
  • Ngoài ra, khi răng mới chớm sâu nhưng chủ quan không điều trị sớm, là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

  • Răng bé bị ê buốt hoặc đau.
  • Hơi thở bé có mùi hôi kéo dài.
  • Nhìn bằng mắt thường có thể thấy răng bị sâu, đó là có 1 đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng.

Dù dấu hiệu nào thì bố mẹ cũng nên đưa bé đến gặp nha sĩ sớm.

3. Tác hại của sâu răng ở trẻ em

  • Sâu răng ở trẻ em gây tổn thương đến tủy răng. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời có thể gây viêm tủy và có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng (mủ trong răng).
  • Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm.
  • Trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

4. Điều trị sâu răng ở trẻ em

  • Khi răng mới chớm sâu thì cha mẹ nên đưa trẻ đi trám răng sớm để tránh tình trạng lây qua các răng khác, đồng thời giúp bảo vệ tủy răng của bé, không bị ê buốt khi ăn uống.
  • Chữa sâu răng bằng cách bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu. Với trường hợp sâu răng nặng và cần nạo sạch ngà vụn, nha sĩ sẽ khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu và trám chỗ bị sâu, hoặc nhổ răng, thay tủy răng.
Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết lúc mới chớm
Sâu răng ở trẻ em là vấn đề răng miệng thường gặp

5. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

  • Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sau này.
  • Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.
  • Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
  • Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.
  • Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.
  • Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết lúc mới chớm
Cha mẹ nên hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng tốt

BSCK I Nguyễn Trung Hậu đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt, bác sĩ Hậu đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật hàm mặt, nha khoa thẩm mỹ, cấy ghép Implant. Hiện là Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

46K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rodazol
    Công dụng thuốc Rodazol

    Thuốc Rodazol với thành phần chính là Spiramycin có tác dụng điều trị các nhiễm trùng về răng miệng cấp và mạn tính hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như: Thuốc ...

    Đọc thêm
  • Bantako
    Công dụng thuốc Bantako

    Thuốc Bantako thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, chứa thành phần chính là Spiramycin, hàm lượng 750000IU, bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi vỉ 10 viên. Thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng ...

    Đọc thêm
  • minopecia
    Công dụng thuốc Minopecia

    Minopecia thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, quy cách đóng gói: Hộp 10 gói x 3 gam. Cùng tham khảo một ...

    Đọc thêm
  • dopharogyl
    Công dụng thuốc Dopharogyl

    Thuốc Dopharogyl là thuốc gì? Dopharogyl có thành phần chính bao gồm Spiramycin và Metronidazole, thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở răng miệng. Tìm hiểu các thông ...

    Đọc thêm
  • uống thuốc kháng sinh có làm tăng đường huyết
    Công dụng thuốc Trafagyl

    Trafagyl là một loại kháng sinh phối hợp thường được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng hàm mặt. Vậy cách sử dụng, công dụng và các lưu ý khi dùng thuốc là gì?

    Đọc thêm