Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó phát hiện những bất thường ở bạch cầu.

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu của mỗi người. Với chức năng bảo vệ cơ thể bằng khả năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Bởi vậy mà có nhiều hơn một loại bạch cầu trong máu của con người. Tuổi thọ của các bạch cầu sẽ kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó.

Có loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào nghĩa là ăn các vật thể lạ, loại bạch cầu khác lại có nhiệm vụ nhớ để lần sau có vật lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện nhanh chóng, để loại bạch cầu khác tiêu diệt. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh. Bạch cầu không chỉ ở trong máu mà một số lượng lớn các bạch cầu còn được sản sinh tại tủy xương, cư trú tại các mô của cơ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

Có thể phân loại bạch cầu thành các loại theo chức năng và nhiệm vụ của nó trong máu. Cụ thể có bạch huyết bào -T (T-lymphocytes) điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư. Bạch huyết bào- B (B-lymphocytes) sản sinh kháng thể. Bạch cầu trung tính chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý các mô nếu bị tổn thương. Bạch cầu đơn nhân to kết hợp cùng các bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.

Bạch cầu
Các loại bạch cầu

2. Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Về số lượng bạch cầu trong máu hay còn gọi là chỉ số WBC trong xét nghiệm tổng phân tích máu bình thường từ 6-9 k/ μL (6 ngàn đến 9 ngàn trong 1 micro lít máu). Trong khi xét nghiệm tổng phân tích máu nếu kết quả chỉ số WBC là 40 – 10 Giga/L thì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh về bạch cầu như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu, hoặc thiếu máu, nhiễm khuẩn ...Trong các trường hợp này bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác, cụ thể.

Xét nghiệm
Xét nghiệm máu giúp xác định số lượng bạch cầu

3. Ý nghĩa số lượng bạch cầu trong máu

Số lượng bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng, các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan. Trong một số trường hợp có thể bạn đã bị mắc các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính hay mạn tính. Bệnh bạch cầu tăng cao là do hiện tượng số lượng bạch cầu tăng cao quá mức so với bình thường. Khi này người bệnh sẽ có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu, căng thẳng. Người có chỉ số bạch cầu cao thường bị sốt vặt, đi kèm với sự nhiễm trùng trên cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn có hiện tượng thở yếu, yếu cơ, khó lành vết thương, xuất hiện bầm tím mặc dù không va đập và chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Đối với bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung bình rất thấp. Ngoài ra bệnh bạch cầu trung tính cũng là một dạng bệnh phổ biến, tế bào trắng được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu, các khu vực bị nhiễm trùng. Loại này tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Người có số lượng bạch cầu dưới 1500 thì được gọi là giảm bạch cầu. Các trường hợp người bệnh lao, bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, hay nhiễm một số loại virus như Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV thường có lượng bạch cầu giảm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

244.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan