Các loại cảm xúc con người có thể từng trải qua

Có nhiều loại cảm xúc khác nhau ảnh hưởng đến cách sống của mỗi cá thể và có thể tương tác với các cá thể khác. Đôi khi, một cá nhân có thể bị những cảm xúc này chi phối. Vì vậy, để không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ cảm xúc thì cần hiểu và nhận thức được các loại cảm xúc. Đồng thời điều chỉnh các loại cảm xúc sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

1. Cảm xúc của con người

Cảm xúc là một phần thiết yếu của con người, nhưng đôi khi chúng có thể lộn xộn, phức tạp và hết sức khó hiểu. Khi bạn có thể biết cách đặt tên cho cảm xúc cũng như nói được các thông tin liên quan đến cảm xúc hoặc cảm xúc vui buồn của cả bản thân và những người khác sẽ giúp bạn phát triển sức khỏe cảm xúc. Theo nghiên cứu của Paul Ekman -nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu hàng đầu về cảm xúc, đã khảo sát hơn 100 nhà khoa học và sử dụng ý kiến ​​đóng góp của họ để phát triển cái được gọi là Atlas of Emotions. Kết quả chia cảm xúc thành năm loại chính: Sự phẫn nộ, nỗi sợ hãi, sự sầu não, ghê tởm, sự hưởng thụ. Đây cũng chỉ là một trong số những cách phân loại cảm xúc.

2. Danh sách các loại cảm xúc của con người

2.1. Sự tận hưởng

Cảm xúc này mang lại cho mọi người cảm giác hạnh phúc, bình yên và rất tốt. Bạn có thể thể hiện những cảm xúc này bằng cách mỉm cười, cười sảng khoái hoặc say mê bản thân.

Nếu sự thích thú và những cảm giác liên quan của sự tận hưởng hoặc cảm xúc yêu quý cảm thấy khó nắm bắt, bạn hãy cố gắng xem xét những cảm xúc hoặc cảm giác khác đang tác động ngược lại với cảm xúc của bạn như: Bạn khó tập trung vào công việc đang làm, Lo lắng; Căng thẳng hoặc có thể kèm theo tâm trạng thấp thỏm hoặc lo lắng

2.2. Nỗi buồn

Nỗi buồn có thể liên quan đến một sự kiện cụ thể, chẳng hạn như mất mát hoặc bị từ chối một điều gì đó. Nhưng trong những trường hợp khác, bạn có thể không thể giải thích được tại sao mình lại cảm thấy buồn. Khi bạn buồn, bạn có thể mô tả bản thân như cảm giác: cô đơn, đau lòng, u ám, thất vọng, vô vọng, đau buồn, không vui, mất, rắc rối, từ chức, khốn khổ...

Những nỗi buồn này có thể khó làm mất đi, nhưng tùy thuộc vào tình huống cụ thể của bạn, và bạn có thể áp dụng lời khuyên sau để mang lại hữu ích:

  • Thương tiếc. Thương tiếc là một phần bình thường của đau buồn. Bạn sẽ cố gắng phục hồi sau mất mát, chia tay, thay đổi hay không đạt được mục tiêu, đồng thời việc thừa nhận mất mát có thể giúp bạn chấp nhận và vượt qua nó. Mọi người đều đau buồn theo cách riêng của họ, vì vậy bạn hãy làm những gì bạn cảm thấy phù hợp. Nói về nỗi đau mà bạn đang trải qua có thể hữu ích, với điều kiện nó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua hoặc thể hiện chúng một cách sáng tạo.
  • Làm điều gì đó có ý nghĩa. Làm điều gì đó để giúp đỡ người khác hoặc đóng góp cho xã hội có thể giúp bạn cảm thấy gắn kết hơn với những người xung quanh bạn. Nếu gần đây bạn đã mất một người mà bạn quan tâm, bạn hãy cân nhắc hoàn thành một dự án mà họ quan tâm hoặc dành thời gian của bạn cho một công việc mà họ ủng hộ.
  • Liên hệ để được hỗ trợ. Cố gắng ghi nhớ những người trong cuộc sống của bạn, những người quan tâm đến bạn và có khả năng giúp đỡ bạn. Như vậy nỗi đau của bạn sẽ giảm bớt theo thời gian.

Nếu nỗi buồn của bạn kéo dài hoặc bắt đầu ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và gây khó khăn cho việc đi làm, đi học... thì bạn cần sự hỗ trợ từ bác sĩ trị liệu

Cảm xúc yêu quý
Cảm xúc yêu quý là 1 trong những chất xúc tác trong giao tiếp

2.3. Sợ hãi

Khi gặp bất kỳ mối đe dọa nào cũng có thể khiến cho bạn xảy ra sợ hãi. Tùy thuộc vào mối đe dọa mà bạn có thể nhận thức được có thể từ nhẹ đến nặng. Mức độ sợ hãi mà bạn cảm thấy sẽ không trùng khớp với cường độ của mối đe dọa. Chẳng hạn như nếu bạn sống với sự lo lắng, bạn có thể cảm thấy sợ hãi trước những tình huống không thực sự gây ra nhiều mối đe dọa.

Nỗi sợ hãi có thể khiến bạn cảm thấy: lo lắng, nghi ngờ, khiếp sợ, hoảng sợ, kinh hoàng, tuyệt vọng, bối rối, căng thẳng

Sợ hãi là một cảm xúc hoàn toàn bình thường của mỗi người nhưng có những điều bạn có thể làm để hạn chế những nỗi sợ hãi này.

  • Thay vì trốn tránh nỗi sợ hãi thì bạn hãy đối mặt với nó. Nếu bạn sợ hãi điều gì đó có thể chỉ là một cuộc thảo luận nghiêm túc với người khác, gặp gỡ những người mới hay lái xe, bạn nên tránh xa các nguyên nhân gây nên của nỗi sợ hãi. Những điều này thường có thể làm cho nỗi sợ hãi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân một cách an toàn. Chẳng hạn, nếu bạn đột nhiên sợ lái xe, thì bạn có thể hãy quay lại xe và lái lại ngay lập tức và đừng trốn tránh điều đó.
  • Đánh lạc hướng khiến cho bản thân thoát khỏi nỗi sợ hãi. Đôi khi nỗi sợ hãi có thể trở nên quá tải khiến bạn không thể nghĩ được những việc khác. Nhưng suy nghĩ lại hoặc để những suy nghĩ giống nhau lặp đi lặp lại, có thể có tác động tiêu cực đến trạng thái cảm xúc của bạn và cũng có thể làm cho nỗi sợ hãi trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang phải lo lắng về một nỗi lo lắng hoặc nguồn căng thẳng, bạn hãy thử làm điều gì đó khiến bạn mất tập trung..
  • Hãy nhận định nỗi sợ hãi một cách hợp lý. Bạn nên dành một chút thời gian để suy nghĩ về nỗi sợ hãi của bản thân: Có điều gì bạn có thể làm về nó không? nỗi sợ có thực sự có thể gây hại cho bạn? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu nỗi sợ hãi của bạn trở thành sự thật và bạn sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sợ hãi đó? Khi bạn biết cách quản lý nỗi sợ hãi có thể giúp bạn bớt sợ hãi.

Bạn đừng nản lòng nếu những mẹo này dường như không thể hoặc bạn có thể khó thực hiện chúng. Khi đó, bạn có thể cân nhắc với việc sẽ tìm trợ giúp của nhà trị liệu, người có thể giúp bạn điều hướng các cơn hoảng sợ, hay nỗi ám ảnh, lo lắng cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác xung quanh nỗi sợ hãi.

2.4. Giận dữ

Cảm xúc tức giận thường xảy ra khi bạn gặp phải một số loại bất công trong công việc và cuộc sống. Trải nghiệm sự giận dữ có thể khiến bạn cảm thấy bị đe dọa, bị mắc kẹt và không thể tự vệ. Nhiều người nghĩ rằng tức giận mang lại những điều tiêu cực cho cơ thể, nhưng đó là một cảm xúc bình thường có thể giúp bạn biết khi nào một tình huống trở nên tiêu cực với chính bản thân bạn.

Những từ bạn có thể sử dụng khi cảm thấy tức giận bao gồm: khó chịu, bực bội, bị kích thích, trả thù, bị xúc phạm. Một số cách giải quyết giúp giảm cơn giận dữ.

  • Nghỉ ngơi một lát. Khi bạn cảm thấy thất vọng, hãy tạo khoảng cách giữa bản thân và hoàn cảnh khiến bạn khó chịu có thể giúp bạn tránh được những phản ứng tức giận tức thời. Bạn hãy thử đi dạo hoặc nghe một bài hát êm dịu. Trong khi ở xa, hãy dành vài phút để xem xét điều gì đang gây ra sự tức giận của bạn. Tình huống có góc nhìn khác không? Bạn có thể làm bất cứ điều gì để làm khiến cho cảm xúc của bản thân được tốt hơn?
  • Thể hiện sự tức giận của bạn bằng cách xây dựng hoặc góp ý một vấn đề. Hoặc bạn cũng có thể tránh nói về sự tức giận của mình để giúp ngăn chặn xung đột giữa bạn và việc gây nên tức giận. Nội tâm hóa được thực hiện có thể được xem như một chiến lược an toàn, nhưng sự tức giận của bạn có thể bùng phát và cuối cùng bạn có thể nuôi dưỡng mối hận thù và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân cũng như tình cảm của bạn. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để giải tỏa nếu bạn cần, sau đó thử bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh và tôn trọng.
  • Tập trung vào việc tìm ra giải pháp. Sự tức giận thường khó giải quyết vì nó khiến bạn cảm thấy bất lực hoặc càng trở nên tức giận hơn. Làm việc để giải quyết vấn đề đang gây ra sự tức giận của bạn có thể giúp giải tỏa sự thất vọng này. Bạn có thể không khắc phục hoặc làm giảm thiểu cơn tức giận ngay lúc đó, nhưng bạn có thể làm điều gì đó để giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại tốt hơn. Bạn cũng có thể thử hỏi ý kiến ​​của những người thân yêu của mình. Bạn có thể xem xét các quan điểm khác nhau để giúp bạn nhận định các giải pháp mà bạn có thể chưa từng thấy.

Tất cả mọi người đều nổi giận trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề về tức giận, nhà trị liệu có thể giúp bạn phát triển các công cụ hữu hiệu để đối phó với những cảm xúc này.

Cảm xúc tức giận
Cảm xúc tức giận thường xảy ra khi bạn gặp phải một số loại bất công trong công việc và cuộc sống

2.5. Chán ghét

Bạn thường cảm thấy ghê tởm khi đứng trước một phản ứng với những tình huống khó chịu hoặc không mong muốn. Cảm giác ghê tởm có thể mang lại cảm giác giống như tức giận, cảm giác ghê tởm có thể giúp bảo vệ khỏi những điều bạn muốn tránh hoặc cũng có thể gây ra vấn đề nếu nó khiến bạn không thích một số người nhất định, bao gồm cả bản thân bạn hoặc những tình huống không nhất thiết là xấu đối với bạn.

Sự chán ghét xảy ra có thể khiến bạn cảm thấy: không thích, sự xua đuổi ,ghê tởm, không tán thành, bị xúc phạm, ác cảm

Sự chán ghét có thể xảy ra như một phản ứng tự nhiên đối mỗi cá nhân trong cuộc sống.

  • Thực hành lòng trắc ẩn. Thông thường bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi đối mặt với những điều bạn sợ hoặc không hiểu. Chẳng hạn nhiều người không thích ở gần người bệnh. Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi nghĩ về những người bị bệnh, hãy thử dành thời gian cho một người bạn hoặc người thân yêu không khỏe hoặc đề nghị giúp đỡ họ. Điều quan trọng bạn cần phải thực hiện các bước để bảo vệ sức khỏe của chính bạn, vì vậy trước tiên hãy đảm bảo rằng chúng không lây nhiễm.
  • Tập trung vào hành vi. Nếu có một người khiến bạn quan tâm nhưng lại làm những điều khiến bạn xúc phạm hoặc ghê tởm, bạn có thể không chấp nhận và phản ứng bằng cách hạn chế tiếp xúc, đẩy họ ra xa bạn hoặc có thể xuất hiện cơn tức giận. Nhưng thay vào đó, bạn có thể thực hiện hành động thử nói chuyện với người đó.
  • Tiếp xúc bản thân từ từ. Để chống lại sự ghê tởm về hình dáng của một số loài sinh vật chẳng hạn như giun, bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc về chúng và xem ảnh về chúng.
  • Nếu bạn cảm thấy không thích quan hệ với một nhóm người, hoặc một người cụ thể hoặc đối với chính bạn, hãy cân nhắc nói chuyện với nhà trị liệu về cảm xúc của bạn

Cảm xúc có thể xảy ra ở trạng thái phức tạp. Một số người có thể cảm thấy dữ dội, trong khi những người khác thì xuất hiện những cảm xúc có vẻ nhẹ nhàng hơn. Những cảm xúc này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Nhưng cảm xúc có thể phục vụ một mục đích, ngay cả khi những mục đích này mang lại tiêu cực cho bản thân thì thay vì cố gắng thay đổi những cảm xúc mà bạn trải qua, bạn hãy xem xét cách bạn phản ứng này và nó thường được xem như những phản ứng tạo ra thách thức, không phải chính cảm xúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, verywellmind.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan