Có nên massage khi bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người trên 30 tuổi, trong đó suy giãn tĩnh mạch chân chiếm tỷ lệ cao. Đây là một lành tính, nhiều người cho rằng có thể thực một số biện pháp như massage suy giãn tĩnh mạch tại nhà để trị bệnh. Vậy thực sự phương pháp này có hiệu quả hay không? Khi bị suy giãn tĩnh mạch có nên massage không?

1. Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu đóng vai trò đáng kể mà áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng lên. Vấn đề này lập đi lập lại nhiều lần và thời gian càng lâu thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra.

Trong một số trường hợp, suy giãn tĩnh mạch có thể là do hiện tượng rò động mạch - tĩnh mạch làm áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến, tuy nhiên tỷ lệ gặp rất thấp. Suy giãn tĩnh mạch còn rất hay gặp ở những người béo phì, ít vận động hoặc những người ăn ít chất xơ, vitamin và những người bị lão hóa do tuổi tác.

2. Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch là gì?

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, bắp chân, cổ chân, cẳng chân, có khi gặp cả vùng đùi). Ở vùng tĩnh mạch bị giãn, da thường có màu xanh. Tình trạng giãn tĩnh mạch nặng hay nhẹ không liên quan nhiều đến kích thước và số lượng tĩnh mạch bị giãn. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng chân, mỏi chân, khi đứng lên hoặc ngồi xuống cũng gặp khó khăn. Một số người bệnh sẽ cảm thấy rát, chuột rút hay đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn.

3. Giãn tĩnh mạch có nên massage không?

Động tác massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt, nhờ đó mà hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà khá hiệu quả. Để tăng hiệu quả massage, bạn có thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm khi massage chân. Lưu ý, trong khi xoa bóp, tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế làm tổn thương các mô ở xung quanh.

giãn tĩnh mạch có nên massage
Bị giãn tĩnh mạch có nên massage hay không là vấn đề của nhiều người mắc bệnh

4. Tác dụng khi dùng máy massage giãn tĩnh mạch

Liệu pháp xoa bóp, massage sẽ giúp làm giãn mạch và tăng cường lưu thông máu, khi đó máu sẽ mang theo oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, cung cấp lượng máu ổn định cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Liệu pháp massage này hiện nay đã có trong thiết bị máy massage chân cho người giãn tĩnh mạch.

Nguyên lý hoạt động của những máy massage chân này là động cơ bơm khí giúp làm phồng túi khí và điều khiển hệ thống con lăn xoay chuyển quanh trục, và liên tục tiếp cận vào bàn chân và bắp chân. Nhờ đó giúp thúc đẩy được sự lưu thông của mạch máu, các tĩnh mạch hoạt động ổn định và điều hòa. Ngoài ra một số thiết bị còn được tích hợp tính năng massage tạo nhiệt hồng ngoại giúp sưởi ấm và khai thông kinh mạch ở chân, điều này rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân.

  • Những người làm văn phòng với tính chất công việc ngồi lâu, ít vận động làm hạn chế việc lưu thông máu ở chân. Từ đó gây ứ đọng tạo áp lực lên tĩnh mạch. Ngoài ra, việc đi lại nhiều gây ra áp lực lớn đến hệ thống tĩnh mạch chân. Việc sử dụng máy massage giãn tĩnh mạch giúp hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu ở chân ổn định hơn, nhờ đó giảm được tình trạng căng cứng nhức mỏi hay tê bì ở chân.
  • Trên các thiết bị máy massage chân sẽ được cài sẵn các bài tập massage, xoa bóp giúp cho phần bắp chân săn chắc, đôi chân thon gọn, và máu lưu thông tốt khiến đôi chân hồng hào, da không bị sần sùi khô rát. Từ đó, cơ thể khỏe mạnh hơn vì đôi chân chính là nơi chứa nhiều huyệt đạo có liên kết mật thiết với cơ quan nội tạng trong cơ thể
  • Máy massage sử dụng mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Không những giúp ngăn ngừa tình trạng ứ máu đông ở chân mà còn ngăn ngừa đường kinh mạch bị tắc nghẽn, đây là một trong những dấu hiệu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân.

Quá trình massage đôi chân giúp giảm đau nhức ở chân. Đồng thời thư giãn tinh thần, giảm stress mang đến sự thư thái trong tinh thần.

5. Một loại máy massage chân cho người bị giãn tĩnh mạch chân


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy massage chân. Trong đó, có một số loại máy massage chân cho người bị bệnh giãn tĩnh mạch chân như sau:

5.1 Máy massage chân Ayosun của Hàn Quốc

Đây là dòng máy massage chân cổ cao, được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc.Giúp chăm sóc hiệu quả và toàn diện cho cả bàn chân và bắp chân cùng lúc. Hệ thống máy được trang bị rất nhiều tính năng với các bài tập xoa bóp linh hoạt thư giãn đôi chân.Hệ thống con lăn bi to được lắp đặt dưới gan bàn chân, còn các hệ thống bi nhỏ và túi khí được lắp đặt ở bắp chân. Kiểu dáng massage bàn chân kín, nhờ đó giúp đôi chân được massage cả phần mu bàn chân.Sử dụng máy massage Ayosun Hàn Quốc giúp cải thiện lưu thông máu tốt, hỗ trợ giảm đau nhức chân, đau khớp cổ chân và căng cứng bắp chân. Đặc biệt loại máy này rất thích hợp cho người già.

Máy massage giãn tĩnh mạch Ayosun của Hàn Quốc
Máy massage giãn tĩnh mạch Ayosun của Hàn Quốc

5.2 Máy massage chân nhãn hiệu OJUGU-TPU890 của Nhật

Loại máy massage này được thiết kế khá đẹp mắt gam màu đỏ nổi bật. Sản phẩm chuyên dụng để massage bàn chân, có hệ thống con lăn day ấn huyệt đạo, day sâu ở lòng bàn chân.

Thời gian mỗi lần massage chân 15 phút, động cơ máy hoạt động 45W. Các con lăn sẽ massage xoay chuyển quanh trục tiếp cận vào gót chân và ngón chân, sau đó là phần giữa gan bàn chân. Sự di chuyển linh hoạt của các đầu con lăn này sẽ tạo ra tác động nhào, bóp, ấn vuốt mô phỏng chuyển động cho cảm nhận chân thật như bàn tay người.

Mỗi bên bàn chân sẽ có thiết kế túi khí kép, giúp ôm sát mép 2 mu bàn chân. Chính vì vậy sẽ massage được cả lòng bàn chân và mặt trên của chân, khai thông kinh mạch ở chân, điều này rất có lợi cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Việc sử dụng máy massage đối với người bị suy giãn tĩnh mạch mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan