Lý do gây ớn lạnh về đêm

Cảm giác ớn lạnh về đêm là một tình trạng mà có khá nhiều người gặp phải. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng này là gì. Hãy tìm hiểu lý do khiến bạn hay bị ớn lạnh về đêm trong bài viết dưới đây.

1. Cảm thấy ớn lạnh về đêm là bệnh gì?

Cảm thấy ớn lạnh về đêm là sự nhận thức về nhiệt độ cơ thể giảm xuống hoặc là cảm giác cơ thể bạn lạnh hơn bình thường. Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh ngay cả khi nhiệt độ cơ thể bạn vẫn bình thường và nhiệt độ môi trường xung quanh cũng đang ở mức trung bình.

Có nhiều lý do khiến cho bạn có thể cảm thấy ớn lạnh trong khi bạn đang ngủ. Một số lý do không phải là vấn đề quá lớn và có thể bỏ qua, nhưng một số vấn đề sức khỏe có thể cần điều trị, ví dụ như:

  • Nhược giáp: Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và cũng là hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Khi nồng độ hormon tuyến giáp trong máu thấp, bạn sẽ không có đủ năng lượng để sưởi ấm bản thân. Hormon tuyến giáp thấp còn gây ra một loạt các triệu chứng khác như là tóc khô, móng giòn, mệt mỏi và yếu cơ, tăng cân, giảm thị lực, cảm giác lạnh bên trong người ngay cả khi da nóng, táo bón và da khô. Tình trạng nhược giáp cần được điều trị kịp thời.
  • Thiếu máu: Thiếu máu là khi lượng sắt và hồng cầu của cơ thể quá thấp. Sắt giúp cho các tế bào máu tái sản sinh và mang oxy cùng các chất dinh dưỡng cung cấp cho các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tình trạng thiếu máu có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ em gái ở tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ chất sắt. Người lớn có thể bị thiếu máu do mất máu hoặc do chế độ ăn uống nghèo nàn. Cảm thấy ớn lạnh về đêm là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu máu. Các triệu chứng khác của thiếu máu bao gồm người yếu, mất thèm ăn, da nhợt nhạt, đau ngực, nhịp tim bất thường, thở dốc và nhức đầu. Tình trạng thiếu máu cũng cần được can thiệp y tế.
  • Trọng lượng cơ thể thấp: Nếu bạn thiếu cân, có nghĩa bạn không có đủ chất béo trong cơ thể để giữ nhiệt cho cơ thể. Nhiệt độ cơ thể tự nhiên sẽ giảm vào ban đêm khi bạn ngủ. Đồng thời bạn có thể có các dấu hiệu khác khi trọng lượng cơ thể của bạn quá thấp như là chán ăn, táo bón, khô tóc, dễ bị bầm tím da, không có hoặc rối loạn kinh nguyệt, nhịp tim chậm, chóng mặt và các dấu hiệu trầm cảm.
  • Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm. Vì cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sự trao đổi chất tạo ra nhiệt lượng trong cơ thể. Khi bạn quá mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm xuống để tiết kiệm năng lượng và điều này làm cho bạn cảm thấy ớn lạnh. Các triệu chứng khác khi thiếu ngủ như thiếu tập trung trong ngày, buồn ngủ ban ngày, giảm trí nhớ, tăng thèm ăn, tăng cân, dễ kích thích.
ớn lạnh về đêm
Cảm thấy ớn lạnh về đêm là sự nhận thức về nhiệt độ cơ thể giảm xuống

  • Các vấn đề tuần hoàn: Vì một lý do nào đó khiến cho các mạch máu co lại, lưu lượng máu đến các cơ quan sẽ ít hơn. Ngoài chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thì máu cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Do đó nếu như tuần hoàn máu kém, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh. Một số việc bạn làm trước khi đi ngủ có thể làm giảm tuần hoàn máu như hút thuốc, bơi lội trong nước lạnh, uống cà phê, ăn đường và dùng một số loại thuốc nhất định. Nếu bạn bị rối loạn tự miễn dịch thì bạn cũng có thể bị hội chứng Raynaud, tình trạng này gây co thắt các mạch máu đột ngột và làm giảm nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng khác của các vấn đề tuần hoàn như là thay đổi màu da ở bàn tay và bàn chân, chóng mặt, cảm giác ngứa ran, tăng huyết áp, nhức đầu và chuột rút trong cơ.
  • Khối lượng cơ thấp: Các cơ khi hoạt động sẽ giúp tạo ra năng lượng và giữ nhiệt bên trong cơ thể. Khối lượng cơ thấp sẽ làm giảm sự trao đổi chất và khiến cho bạn ớn lạnh về đêm. Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm yếu cơ, phản xạ chậm.
  • Không uống đủ nước: Nếu bạn bị mất nước và không uống đủ nước, bạn cũng có thể cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm. Việc uống đủ nước cũng làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra năng lượng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng khác cho thấy bạn không uống đủ nước bao gồm: đau đầu, ít mồ hôi, khô da, khô miệng, cảm giác rất khát, tăng tình trạng đói và chóng mặt.
ớn lạnh về đêm
Uống đủ nước trong ngày khi hay bị ớn lạnh về đêm

2. Làm gì khi hay bị ớn lạnh về đêm?

Có một số cách có thể làm để giúp ngăn ngừa và giữ cho bạn khỏi ớn lạnh về đêm.

  • Uống đủ nước trong ngày.
  • Ăn chất béo lành mạnh như bơ, dầu oliu và các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương để tăng chất béo trong cơ thể.
  • Tập luyện thể dục để tăng khối lượng và sức mạnh của cơ, đồng thời cần tăng protein trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và ngủ đủ 6 - 8 giờ/ngày.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như là cải bó xôi, thịt đỏ nâu, mật mía và ngũ cốc giàu sắt.
  • Có thể bổ sung vitamin B12 theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Mặc quần áo thoáng và ấm khi ngủ.
  • Bạn có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện.
  • Massage cơ thể trước khi đi ngủ giúp làm tăng nhiệt.
  • Hãy thử uống đồ uống ấm trước khi đi ngủ như trà thảo dược và sữa ấm.

Ớn lạnh về đêm do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân có thể xuất phát từ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thì người bệnh có thể cải thiện bằng các biện pháp thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ớn lạnh về đêm đi kèm với những biến chứng nguy hiểm thì bạn cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe tổng quát và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Amifostine
    Công dụng thuốc Amifostine

    Amifostine là thuốc thải độc tính của thuốc điều trị ung thư. Hoạt chất Amifostine có trong thuốc giúp làm giảm sự tích lũy độc tính của thuốc ở thận. Ngoài ra, Amifostine cũng làm giảm khả năng bị khô ...

    Đọc thêm
  • Cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
    Khô miệng - Biểu hiện của nhiều nguyên nhân

    Khô miệng là một tình trạng khi sản xuất nước bọt trong miệng bị giảm đáng kể. Đây là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Điều này có thể ...

    Đọc thêm
  • ripinavir
    Công dụng thuốc Ripinavir

    Thuốc Ripinavir được sử dụng trong điều trị nhiễm HIV, thuốc được kê theo đơn của bác sĩ và có thành phần chính là Lopinavir 200mg và Ritonavir 50mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng ...

    Đọc thêm
  • thuốc Dentagel
    Tác dụng của thuốc Dentagel

    Dentagel là 1 loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu. Tuy nhiên, nên sử dụng loại thuốc này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Bài viết sau đây sẽ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kapedone
    Công dụng thuốc Kapedone

    Thuốc Kapedone là thuốc biệt dược sử dụng cho bệnh đường tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc Kapedone bạn nên trao đổi với bác sĩ về bệnh và tình trạng của bản thân. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm