Lý do khiến khuôn mặt của bạn sưng phù

Khuôn mặt bị sưng phù một hoặc hai bên là hiện tượng sinh lý thường thấy ở nhiều người, xảy ra sau khi vừa ngủ dậy. Tuy nhiên, đôi khi mặt bị phù có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn.

1. Mặt bị sưng phù là thế nào?

Mặt sưng phù là tình trạng gương mặt dần bị sưng lên giống hình tròn. Tình trạng này thường không nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn cảm thấy mất sự tự tin. Tất cả mọi người đều có thể gặp phải vấn đề này một vài lần trong cuộc sống.

Một số nguyên nhân của tình trạng mặt bị sưng phù xảy ra khi các chất béo tích tụ ở hai bên của khuôn mặt và thường liên quan đến bệnh béo phì nhưng cũng có thể do hội chứng Cushing. Triệu chứng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với liều lượng lớn hormone cortisol trong một thời gian dài.

2. Nguyên nhân mặt bị phù

2.1. Do thuốc điều trị

Mặt bị sưng phù có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc thông thường, có thể kể đến như:

  • Thuốc ức chế men chuyển trong điều trị bệnh huyết áp cao (enalapril, lisinopril, ramipril);
  • ARB trong điều trị huyết áp cao (irbesartan, losartan, valsartan);
  • Các thuốc thuộc nhóm corticosteroid;
  • Estrogen;
  • Thuốc chống viêm phi steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen);
  • Thiazolidinediones (pioglitazone, rosiglitazone) trong điều trị bệnh tiểu đường.

2.2. Dị ứng thuốc

Mặt bị phù còn có thể không phải là tác dụng phụ của thuốc mà là phản ứng dị ứng trong cơ thể bạn. Điều này có thể gây mặt bị phù kèm theo sưng tại nhiều vị trí khác trên cơ thể. Dị ứng thuốc có thể gây phát ban ngứa trên da của bạn và các vấn đề về hô hấp, đôi khi nghiêm trọng đến mức cần được chăm sóc khẩn cấp. Các tác nhân thường gặp là sau khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh (như penicillin), aspirin, ibuprofen, thuốc chống động kinh và thuốc hóa trị.

2.3. Côn trùng đốt

Những sinh vật nhỏ bé như ong, ong bắp cày, nhện có thể cắn hoặc đốt mạnh vào mặt khiến mặt sưng phù hoặc các vị trí khác trên cơ thể khiến da bạn bị sưng tấy và kích ứng. Điều này thường diễn biến tốt hơn trong vài giờ hoặc vài ngày. Phản ứng dị ứng có thể làm trầm trọng thêm những vết sưng, đôi khi có thể tự khỏi vết cắn. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một phản ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều khiến bạn cảm thấy khó thở và cần được cấp cứu khẩn cấp.

2.4. Cháy nắng

Một số người có thể bị bỏng da trên mặt chỉ sau khoảng 15 phút làm việc dưới ánh nắng trực tiếp. Cùng với tình trạng da bị đau, khô và ngứa, tình trạng cháy nắng nghiêm trọng có thể khiến da mặt bị sưng phù và phồng rộp. Bạn thậm chí có thể bị kèm theo các dấu hiệu khác như: đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Vì vậy, bạn nên che chắn bằng mũ và quần áo bảo hộ, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn và tránh nắng vào thời điểm nắng nóng trong ngày.

2.5. Dị ứng thức ăn

Nếu bạn bị dị ứng với những thứ bạn ăn hoặc uống, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng khi bạn tiếp xúc với chúng. Một số thực phẩm hàng ngày có thể làm khởi phát cơn dị ứng như: cá, các loại hạt và sữa là những tác nhân phổ biến. Điều này có thể làm mặt bị sưng phù trong vòng vài phút, đặc biệt là xung quanh vị trí môi và mắt, cũng như lưỡi và vòm miệng. Bạn cũng có thể cảm thấy choáng váng, buồn nôn và ngứa trên da hoặc bên trong tai, miệng hoặc cổ họng.

2.6. Phù mạch

Phù mạch được hiểu là khi quá nhiều chất lỏng tích tụ dưới da của bạn, thường là xung quanh khuôn mặt của bạn. Không phải lúc nào cũng rõ nguyên nhân gây ra nó, nhưng nó có thể xảy ra do phản ứng dị ứng với nhiều thứ, bao gồm phấn hoa, nhựa mủ (trong cao su), côn trùng cắn, thức ăn, nước uống và thậm chí cả ánh sáng mặt trời. Thuốc cũng có thể gây ra phù mạch, ngay cả khi không có phản ứng dị ứng.

mặt bị sưng phù
Những sinh vật nhỏ bé như ong, ong bắp cày, nhện có thể cắn hoặc đốt mạnh vào mặt khiến mặt sưng phù

2.7. Viêm xoang

Viêm xoang thường bắt đầu với cảm lạnh thông thường. Điều này làm cho vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm sang các xoang, các vùng xương hõm nhỏ gần gò má. Ngạt, tắc mũi là triệu chứng rõ ràng nhất. Đau và sưng tấy xảy ra xung quanh mũi, má, mắt và trán dẫn đến mặt bị sưng phù và có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn cúi xuống. Bác sĩ điều trị có thể giúp bạn điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và đôi khi là thuốc kháng sinh.

2.8. Tiền sản giật

Nếu bạn đang mang thai mà mặt sưng phù kèm theo bàn tay hoặc bàn chân của bạn đột ngột sưng lên, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng này. Bạn cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn, khó thở hoặc đau bụng. Các dấu hiệu này có thể bắt đầu vào khoảng tuần thứ 20 khi mang thai và làm tăng huyết áp. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng. Tiền sản giật gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân phụ nữ mang thai và con trong bụng.

2.9. Viêm mô tế bào

Vi khuẩn lây nhiễm sang các lớp dưới của da. Ở trẻ em, tình trạng này thường phổ biến nhất ở mặt và cổ. Dấu hiệu đầu tiên thường là mặt sưng phù và đỏ tấy lên, ấm và nhạy cảm khi chạm vào. Các dấu hiệu trên có thể kèm theo cảm giác ớn lạnh, sốt và đôi khi buồn nôn, buồn ngủ và khó suy nghĩ. Bạn có thể thấy những vệt đỏ, vết sưng hoặc vết loét trên da.

2.10. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh mà da mặt bị phù kèm ngứa, đỏ và viêm chỉ cần chạm vào đồ trang sức, đồ trang điểm hoặc các loại cây như cây thường xuân độc. Đôi khi đó là một phản ứng dị ứng nhưng cũng có thể là các chất độc như axit trong pin hoặc thuốc tẩy. Hoặc chỉ quá nhiều bất kỳ chất nào. Thậm chí, nước bọt có thể làm khô và viêm môi nếu bạn liếm quá nhiều. hi gặp tình huống này bạn cần cố gắng tìm ra và tránh tiếp xúc với những nguyên nhân đó. Thuốc và kem không kê đơn thường đủ để làm dịu các triệu chứng này của bạn.

2.11. Hội chứng Cushing

Khi mắc hội chứng Cushing, khuôn mặt sưng phù, trông giống như mặt trăng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng này. Nó xảy ra khi tuyến thượng thận của bạn tạo ra quá nhiều “hormone căng thẳng” cortisol trong thời gian quá dài. Bạn cũng có thể có nhiều mỡ xung quanh bụng và cổ, các cơ yếu hơn và có các vết bầm tím hoặc vết rạn da. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật nếu khối u gây ra tình trạng này, hóa trị, xạ trị hoặc thuốc làm giảm mức cortisol của bạn.

2.12. Hội chứng Vena Cava cao cấp

Hội chứng Vena Cava khiến mặt bị sưng phù kèm theo dấu hiệu phù vùng cánh tay, cổ và phần trên cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng không có khả năng xảy ra trừ khi bạn bị ung thư phổi, ung thư hạch không Hodgkin hoặc các bệnh ung thư khác di căn đến ngực. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch đưa máu về tim từ đầu, cổ và ngực. Nếu nó bị tắc nghẽn, thường là do ung thư, nó được gọi là hội chứng tĩnh mạch chủ trên. Khi mắc hội chứng này, bạn có thể bắt đầu ho nhiều hơn và khó thở. Khi cảm thấy khó thở, điều cần làm là liên hệ ngay với cơ sở y tế để được cấp cứu ngay.

mặt bị sưng phù
Tình trạng cháy nắng nghiêm trọng có thể khiến da mặt bị sưng phù và phồng rộp

3. Mặt bị sưng phù phải làm sao?

Khi bạn gặp tình trạng mặt bị phù, bạn cần cố gắng xác định nguyên nhân gây ra mặt bị sưng phù. Nguyên nhân đó có thể do dị ứng sưng phù mặt, sử dụng thuốc điều trị bị phù mặt, hay là mặt bị sưng sau khi ngủ dậy. Nếu tình trạng mặt bị sưng phù không quá nghiêm trọng, sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng ngay:

  • Chườm lạnh để giảm sưng khi chấn thương: thực hiện bằng cách áp một chiếc khăn sạch ẩm mát lên mặt có thể làm dịu cơn ngứa, sưng đau. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bất kỳ lúc nào trong ngày để giảm bớt các dấu hiệu dị ứng khó chịu.
  • Nâng cao đầu giường (hoặc sử dụng thêm các loại gối) để giúp giảm tình trạng sưng phù vùng mặt.
  • Tránh tiếp xúc khu vực nóng với mặt nguyên nhân là do nhiệt độ cao có thể khiến vùng mặt bị phù thêm tồi tệ hơn.

Nếu mức độ đau và mặt bị phù không thuyên giảm, thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra cần thiết, tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ chuyên môn tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào loại dị ứng cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đề xuất phương án phù hợp, hiệu quả nhất cho từng trường hợp. Các phương pháp điều trị làm giảm sưng tấy mặt nguyên nhân do dị ứng thường gặp có thể gồm:

  • Điều trị hội chứng Cushing phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, hóa trị, xạ trị;
  • Nếu bạn đang sử dụng steroid dài hạn, cách tốt nhất để giảm tác động của các triệu chứng và giảm sưng phù mặt là giảm liều lượng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn. Nếu bạn phải tiếp tục sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cho bạn dùng liều lượng thấp nhất có thể, ví dụ như dùng thuốc cách cách ngày khi có thể làm giảm bớt thay đổi Cushingoid. Nếu phương pháp này không giải quyết được tình trạng mặt bị sưng phù và các triệu chứng khác, bác sĩ có thể đề nghị thử các phương pháp điều trị thay thế khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

249.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Opecosyl Argin 5
    Công dụng thuốc Opecosyl Argin 5

    Opecosyl Argin 5 thuộc danh mục thuốc điều trị bệnh lý tim mạch. Trước khi sử dụng thuốc Opecosyl Argin 5, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm
  • Hướng dẫn nhận biết sớm, tầm soát và cách chăm sóc người bệnh phù mạch di truyền
    Hướng dẫn nhận biết sớm, tầm soát và cách chăm sóc người bệnh phù mạch di truyền

    Phù mạch di truyền được biết đến với các chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra các đợt tái phát sưng tấy, hoặc phù cục nội bộ tại các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tỷ lệ ...

    Đọc thêm
  • thuốc Cinryze
    Tác dụng của thuốc Cinryze

    Cinryze là thuốc gì? Cinryze là một loại bột và dung môi được pha thành dung dịch để tiêm. Cinryze chứa hoạt chất chính là chất ức chế C1 Esterase (con người), đây là một loại protein được chiết xuất ...

    Đọc thêm
  • daewondexmin
    Công dụng thuốc Daewondexmin

    Daewondexmin được sử dụng trong điều trị các bệnh rối loạn thấp khớp, viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống; bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến và tình trạng dị ứng như hen suyễn, phù ...

    Đọc thêm
  • Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng cholinergic
    Công dụng thuốc Zaloe

    Thuốc Zaloe 10% thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu có thành phần chính là kẽm oxyd, nên được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu như chàm, bỏng, côn trùng đốt,...Người bệnh cần tuân thủ ...

    Đọc thêm