Vì sao ráy tai có mùi hôi?

Ráy tai có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp một tình trạng bất thường tại cơ quan này. Vậy vì sao ráy tai có mùi hôi và nên làm gì khi gặp phải tình trạng này? Đọc tiếp bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Ráy tai là gì và tác dụng?

Ráy tai được tạo ra ở 1/3 ngoài sụn ống tai. Nó là hỗn hợp bao gồm các chất tiết ra từ tuyến bã nhờn của ống tai ngoài, mồ hôi, tế bào chết, bụi bẩn. Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai, hỗ trợ làm sạch, bôi trơn, giúp chống lại vi khuẩn, nấm và nước cùng sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài khác.

Có 2 loại ráy tai được xác định về mặt di truyền là ráy tai khô và ráy tai ướt. Ráy tai ướt khác với ráy tai khô về mặt sinh hóa chủ yếu là ở thành phần lipid cao hơn của nó.

Ráy tai thông thường sẽ được đưa từ trong ống tai ra ngoài, cuốn theo các tế bào chết và chất lạ mà chúng giữ lại nhờ vào quá trình “băng chuyền” di chuyển biểu mô từ trung tâm màng nhĩ ra ngoài, được hỗ trợ thêm bởi chuyển động nhai của hàm.

2. Vì sao ráy tai có mùi hôi khó chịu?

Ráy tai tồn tại bên trong ống tai và bất kì một nguyên nhân nào khiến các thành phần bên trong ống tai bị tổn thương dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đều có thể khiến ráy tai có mùi hôi khó chịu. Một số nguyên nhân, bệnh lý thường gặp có đi kèm với triệu chứng ráy tai có mùi hôi là:

2.1. Tích tụ quá nhiều ráy tai

Ở một số người ráy tai có thể được tiết ra quá nhiều và không thể di chuyển hết ra ngoài nhờ vào quá trình “băng chuyền” dẫn đến việc tạo thành ráy tai thừa. Vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ lại nhiều khiến cho tai có mùi hôi.

Ngoài ra, ráy tai quá nhiều còn có thể dẫn đến tình trạng giảm dẫn truyền âm thanh, mất thính lực dẫn truyền nhẹ, đau tai, nhức đầu, chóng mặt và ngứa ngáy,...

2.2. Nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng tai giữa, tai trẻ có mùi hôi thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang, dị ứng. Trong loại nhiễm trùng tai này, chất dịch lỏng bị giữ phía sau màng nhĩ, các bộ phận của tai giữa sưng lên và nhiễm trùng dẫn đến tình trạng tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh.

Vì trẻ sơ sinh không thể biểu đạt những khó chịu của mình bằng lời nói nên phụ huynh thường chỉ có thể thông qua việc ngửi thấy tai trẻ có mùi hôi và các triệu chứng như sốt, quấy khóc nhiều hơn, hay nắm tai giật mạnh về sau, có chất lỏng màu vàng hoặc trắng chảy ra từ tai,... để nhận ra được dấu hiệu bất thường ở tai của trẻ.

Ở trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn ngoài triệu chứng tai có mùi hôi, bạn còn có thể thấy các dấu hiệu như trẻ đi loạng choạng, dễ ngã hơn (do tai đóng vai trò giúp giữ thăng bằng), khó nghe âm thanh, đau đầu.

2.3. Nhiễm trùng tai giữa ở người lớn

Không giống như ở trẻ em, nhiễm trùng tai giữa ở người lớn có thể là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn là người lớn bị nhiễm trùng tai giữa, nên chú ý đến các triệu chứng của mình và đi khám bác sĩ.

Ống vòi nhĩ ở trẻ em sẽ phát triển hoàn thiện hơn và giảm khả năng bị nhiễm trùng tai giữa khi chúng lớn dần, nhưng nếu bạn đã trưởng thành và có vòi nhĩ nhỏ hoặc chưa phát triển dốc hơn như ở trẻ nhỏ, có thói quen hút thuốc lá, mắc một bệnh lý dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm thì những điều này sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng tai giữa của bạn tăng nguy cơ tái phát nhiều lần, tiến triển thành nhiễm trùng tai giữa mạn tính.

Triệu chứng viêm tai giữa của người lớn thường nhẹ như đau tai, khó nghe, dịch chảy ra từ tai, tai có mùi hôi khó chịu.

Tuy nhiên nếu nó không thể điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng khá nghiêm trọng, chẳng hạn như: thủng màng nhĩ, mất thính lực, viêm xương chũm, liệt mặt ngoại biên, viêm màng não, viêm não, cholesteatoma,...

2.4. Ráy tai có mùi hôi do có dị vật trong tai

Dị vật mắc kẹt trong tai có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Dị vật trong tai của người lớn thường là côn trùng, còn ở trẻ em là các loại thức ăn, các loại đồ chơi, hạt kích thước nhỏ,... Triệu chứng gặp phải khi có dị vật trong tai là:

  • Đau tai từ nhẹ đến nặng tùy kích thước và loại dị vật;
  • Giảm hoặc mất thính lực;
  • Nhiễm trùng tai do tai bị tổn thương từ dị vật;
  • Tai có mùi hôi khó chịu.

2.5. Nhiễm trùng tai ngoài khiến ráy tai có mùi hôi

Viêm tai ngoài xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm nhiễm vào ống tai của bạn. Nó thường xảy ra khi tai bạn ở trong nước thời gian dài. Quá nhiều hơi ẩm bên trong tai có thể phá vỡ lớp da trên thành ống tai và làm cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây nhiễm trùng hơn.

Triệu chứng của viêm ống tai ngoài bao gồm sốt nhẹ, tai sưng đỏ, ngứa ngáy, giảm thính lực, tai chảy dịch mủ, ráy tai có mùi hôi khó chịu,...

2.6. Mùi hôi khó chịu do ung thư tai

Ung thư tai khá hiếm gặp, phát triển từ một tình trạng viêm nhiễm mạn tính của tai giữa hoặc ống tai ngoài và một số nguyên nhân khác.

Triệu chứng của ung thư tai thường gặp là:

  • Đau nhức tai;
  • Tai chảy dịch có thể kèm theo máu;
  • Ráy tai có mùi hôi;
  • Mất hoặc giảm thính lực;
  • Khối u trong tai, ù tai, đau đầu, chóng mặt, liệt mặt,...

2.7. Tình trạng cholesteatoma

Cholesteatoma là một tập hợp bất thường của các tế bào da ở sâu bên trong tai của bạn, tuy nhiên đây không phải là một tình trạng ác tính như ung thư. Nó thường xảy ra sau viêm tai giữa hoặc do một dị tật bẩm sinh.

Chúng khá hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị, có thể làm hỏng các cấu trúc mỏng manh bên trong tai cần thiết cho thính giác và sự cân bằng.

Một khối u cholesteatoma có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai chảy mủ, tai có mùi hôi khó chịu, mất thính giác, chóng mặt, hay tổn thương dây thần kinh mặt.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp tình trạng ráy tai có mùi hôi khó chịu trong các bệnh lý khác như chàm tai, zona tai, lao tai xương chũm,....

3. Các biện pháp khắc phục ráy tai có mùi hôi khó chịu

Khi bị ráy tai có mùi hôi khó chịu đầu tiên bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:

  • Trong trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều hoặc có dị vật trong tai và đã gây ra một số triệu chứng, ráy tai và dị vật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa lấy ra bằng các phương pháp an toàn, bạn không nên tự mình thực hiện thao tác này vì có thể sẽ gây nặng thêm tình trạng hiện tại.
  • Các nhiễm trùng tai nói chung sẽ được được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau và vệ sinh loa tai nếu cần để loại bỏ vật gây tổn thương, dịch viêm. Đồng thời trong thời gian điều trị để tai hồi phục hoàn toàn bạn không nên để nước vào tai, không sử dụng máy trợ thính hay đeo tai nghe,...

Tóm lại, ráy tai có mùi hôi thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là bất kỳ nguyên nhân nào, nếu tai có mùi hôi khó chịu kèm theo khối u bất thường thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh các hậu quả nghiêm trọng sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm
    Phẫu thuật tiệt căn xương chũm

    Trong một số bệnh lý nhiễm trùng gây lây lan vào tổ chức xương chũm mà tiến hành điều trị nội khoa không cải thiện thì tiến hành phẫu thuật tiệt căn xương chũm được thực hiện sớm nhằm ngăn ...

    Đọc thêm
  • thuốc cefalex 250
    Tác dụng và liều dùng thuốc Cefalex 250

    Cefalex 250 là kháng sinh nhóm Cephalosporin, thường được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... mức độ nhẹ đến trung bình. Vậy tác dụng, liều dùng và các ...

    Đọc thêm
  • Tenamydcefa 500
    Công dụng thuốc Tenamydcefa 500

    Tenamydcefa 500 là thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Người bệnh nên sử dụng thuốc Tenamydcefa 500 theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

    Đọc thêm
  • Viêm tai xương chũm
    Sốt sau phẫu thuật viêm tai giữa xương chũm có sao không?

    Cho e hỏi. E mới phẫu thuật về bệnh viêm tai giữa. Và phẫu thuật xương chũm nhưng khi được xuất viện về nhà thì ngày đầu bị sốt. Ngày sau cổ họng cứ trào nước bọt nuốt đồ ăn ...

    Đọc thêm
  • Glexil 500
    Công dụng thuốc Glexil 500

    Glexil 500mg là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, có thành phần chính là Cephalexin, dạng bào chế viên nang cứng, đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Theo dõi bài viết dưới đây để ...

    Đọc thêm