4 loại thiếu máu thường gặp

Các loại thiếu máu thường được phân biệt theo đặc điểm và nguyên nhân hình thành. Có thể thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể thiếu máu hồng cầu thấp. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, bạn hãy tham khảo 4 kiểu thiếu máu thường gặp dưới đây.

1. Thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta. Đây không còn đơn thuần là kim loại dùng chế tạo công cụ lao động mà nó đã trở thành nguồn dinh dưỡng cơ thể cần được cung cấp. Khi bổ sung đủ sắt cơ thể sẽ tạo ra protein hemoglobin giúp oxy được các tế bào hồng cầu mang tới các cơ quan chức năng.

Sắt được bổ sung và lưu trữ để phòng khi tác nhân phá hủy chúng có thể quay lại tủy xương và tái tạo. Tuy nhiên một số hoạt động hàng ngày của cơ thể sẽ tiêu hao sắt không thể phục hồi. Do vậy bạn cần bổ sung lượng sắt nhất định từ thực phẩm để đảm bảo đủ lượng tế bào hồng cầu. Lượng sắt đó rất nhỏ nhưng nó chịu ảnh hưởng từ khả năng hấp thụ của mỗi cơ thể.

Thời kỳ mang thai hay các mốc phát triển của con người là lúc cơ thể cần bổ sung sắt nhiều hơn. Do vậy đó cũng đồng thời là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Hơn nữa phụ nữ do trải qua kinh nguyệt hàng tháng nên cũng tăng nguy cơ thiếu máu hơn nam giới.

Một số khác thiếu máu do thiếu sắt vì trải qua tổn thương hay phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta thường phát hiện ra khi đã diễn biến xấu. Cơ thể sẽ dự trữ một lượng sắt trong xương tủy để phòng khi cần. Nếu liên tục diễn ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt lượng dự trữ sẽ không đủ đảm bảo và khi đó bạn mới phát hiện mình đã bị thiếu sắt.

Vậy đối tượng nào có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cần được chú ý? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng chúng ta dễ chủ quan hơn cả. Hầu hết các bé sẽ nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ và được nuôi dưỡng trong bào thai. Tuy nhiên nếu mẹ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì con sinh ra sẽ dễ mắc phải nhiều khiếm khuyết khó khắc phục.

Hơn nữa giai đoạn sơ sinh các em bé phát triển khá nhanh về thể chất và vóc dáng nên lượng sắt cơ thể cần cũng nhiều hơn. Một vấn đề nữa là do trẻ bú mẹ hoàn toàn nên rất khó để cho bé hấp thụ được nhiều sắt hơn nếu mẹ mắc phải các chứng bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắt trong sữa. Những bé sinh non nhẹ cân hay mẹ thiếu sữa phải dùng sữa công thức thì càng tăng nguy cơ thiếu sắt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắt đóng vai trò trong phát triển não bộ và trí tuệ của con người. Do vậy phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên là đối tượng cần được chú ý liều lượng sắt trong dinh dưỡng hàng ngày. Không chỉ những đối tượng trên, người mắc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ thiếu sắt cao.

Trong chế độ ăn thuần chay hay ăn kiêng, sự đa dạng thực phẩm phần nào đã bị hạn chế. Tuy chúng mang lại lợi ích sức khỏe dưỡng sinh nhưng không phải tốt cho tất cả. Nếu cơ thể bạn không hấp thu sắt từ thực vật tốt thì sẽ làm tăng nguy cơ mệt mỏi choáng váng khi chuyển qua chế độ ăn chay. Do vậy một chế độ ăn hợp lý cho người ăn chay và ăn kiêng luôn khá phức tạp.

Khi bạn gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hãy chú ý bổ sung một số thực phẩm giàu sắt để cân bằng. Nguồn gốc sắt từ động vật có thể tìm trong hải sản, thịt nạc đỏ, hay nội tạng động vật. Với sắt có nguồn gốc từ thực vật bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trong các loại rau lá màu xanh đậm hoặc một số loại hạt hay đậu lăng.

4 loại thiếu máu thường gặp
Sắt đóng vai trò trong phát triển não bộ và trí tuệ của con người

2. Thiếu máu ác tính

Cùng là thiếu máu do mất cân bằng dinh dưỡng nhưng thiếu máu ác tính có phần nguy hiểm hơn so với thiếu sắt. Thiếu máu ác tính xảy ra khi bạn không đáp ứng đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể cần. Bạn có thể bổ sung vitamin này thông qua bánh mì, ngũ cốc và một sản phẩm làm từ đậu nành. Chúng sẽ hấp thụ và dự trữ một phần trong gan để cung cấp thì cơ thể thiếu hụt.

Đã có không ít ca thiếu máu mãn tính dẫn đến tử vong nên nó được đặt tên như vậy để bệnh nhân không chủ quan với sức khỏe. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể là do cơ thể không hấp thu được vitamin hay xảy ra vấn đề ở ruột non. Khi bạn thiếu folate nguy cơ thiếu vitamin B12 cũng tăng lên.

Trẻ sơ sinh thường hiếm gặp tình trạng này trừ khi do yếu tố di truyền. Phần lớn bệnh nhân thiếu máu ác tính do cơ thể không hấp thụ được vitamin B12 hay có những tế bào phá vỡ cấu trúc vitamin này. Nhiễm khuẩn đường ruột cũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến thiếu sắt và suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Các dấu hiệu thiếu máu ác tính thường phát triển chậm. Dấu hiệu dễ nhận biết đó là cơ thể mệt mỏi choáng váng. Ngoài ra thân nhiệt của bạn sẽ hạ thấp và thường xuyên thấy lạnh. Đôi khi thiếu máu ác tính cũng gây ảnh hưởng đến tim và dẫn đến suy tim.

Nếu kéo dài sự hao hụt vitamin B12, có thể bạn sẽ bị tổn thương thần kinh. Điều này dẫn đến cảm giác ngứa nhay hay tê bì chân tay. Nặng hơn nữa là bạn gặp khó khăn trong di chuyển và tính tình trở nên nóng nảy. Khi hệ thần kinh bị tổn thương trí tuệ và trí nhớ của bạn đều sa sút. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tâm lý như rối loạn tâm thần hay trầm cảm.

Thiếu máu ác tính có thể điều trị bằng cách bổ sung vitamin B12 hay thay đổi chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo trước tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Thiếu máu do không sản sinh đủ lượng cần

Thiếu máu hồng cầu thấp là một kiểu thiếu máu bất sản dẫn đến suy giảm số lượng tế bào hồng cầu. Tuổi thọ của tế bào hồng cầu thường kéo dài khoảng 120 ngày. Trong khi đó tiểu cầu có thể sống đến 6 ngày. Cùng lúc có vô số loại bạch cầu với tuổi thọ khác nhau tồn tại song hành. Do vậy nhu cầu cơ thể luôn cần những tế bào máu mới nhiều dinh dưỡng để nuôi các cơ quan chức năng.

Khi tủy xương bạn bị tổn thương, thiếu máu bất sản sẽ dễ xảy ra. Khi đó cơ thể không đủ khả năng tạo ra tế bào hồng cầu và bạch cầu đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tuy đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy cơ dẫn đến tử vong của nó khá cao. Đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến thiếu máu bất sản.

Một số trường hợp thiếu máu bất sản được cho rằng có liên quan đến chứng rối loạn máu gọi là tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm. Tuy nhiên đó là tình trạng thiếu máu bất sản ngắn hạn. Các tình trạng thiếu máu bất sản dài hạn hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân đến từ đâu.

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải thiếu máu bất sản. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên và người cao tuổi. Khi bạn bị suy giảm tiểu cầu sẽ gây nên chảy máu, hay bầm tím trên da. Một số khác sẽ nổi nốt xuất huyết, chảy máu cam và chảy máu chân răng... Từ những biểu hiện đó bạn có thể phát hiện và nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Thiếu máu bất sản có thể điều trị bằng thuốc, truyền máu, hay cấy ghép tế bào máu... Để chọn phương pháp hiệu quả nhất bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh gia đình bạn. Dựa vào những hồ sơ bệnh án của các thành viên sẽ có thể phán đoán chính xác nguyên nhân mắc bệnh.

4 loại thiếu máu thường gặp
Thiếu máu hồng cầu thấp là một kiểu thiếu máu bất sản

4. Thiếu máu do bệnh tan máu

Tuy thời gian sinh tồn của tế bào hồng cầu không thấp nhưng ở cuối chu kỳ chúng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phá vỡ. Tuy cơ thể luôn tái tạo sản sinh tế bào hồng cầu mới nhưng khi tế bào bị loại bỏ quán nhanh không kịp tái tạo sẽ dẫn đến tình trạng tán huyết.

Thiếu máu do tan máu xảy ra khi tủy xương không thể tạo dủ tế bào hồng cầu cơ thể cần. Nguyên nhân có thể do phản ứng tự miễn dịch, tổn thương vật lý, cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại, ... Bệnh này có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài ra bệnh này gây ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng chứ không riêng ai. Do vậy bạn cần chú ý khi có biểu hiện mệt mỏi choáng váng thì hãy nhờ đến chuyên gia bác sĩ can thiệp.

Dấu hiệu đặc trưng của thiếu máu huyết tán là vàng da, đau bụng trên, nước tiểu có màu đỏ hay nâu, lá lách to, thấy ớn lạnh. Để chuẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ kiểm tra yếu tố di truyền trước khi thực hiện xét nghiệm. Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm như: Phôi máu, điện di huyết sắc tố, xét nghiệm máu... Ngoài ra có thể thực hiện các kiểm tra về gan, tủy...

Điều trị thiếu máu huyết tán còn tùy thuộc vào các loại thiếu máu huyết tán khác nhau. Dựa trên yếu tố tuổi tác, di truyền,... bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là giảm tối đa sự phá hủy hồng cầu, tăng lượng RBC... Quan trọng nhất chính là duy trì lối sống lành mạnh.

Trên đây là các loại thiếu máu thường gặp cho bạn tham khảo. Dựa vào những triệu chứng khi còn nhẹ bạn hãy mau chóng cung cấp dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe để tránh dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nhlbi.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan