Bệnh nấm miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh nấm miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi là bệnh rất hay gặp. Nấm miệng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như ít lây lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu để nấm miệng kéo dài đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, làm trẻ khó chịu và hay quấy khóc.

1. Nguyên nhân gây ra nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ em lứa tuổi này. Loại nấm Candida này thường chung sống hòa bình trên cơ thể con người và ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi nào đó sẽ làm cho nấm Candida phát triển một cách quá mức và gây ra nấm miệng. Một số yếu tố làm tăng nguy có nhiễm nấm Candida miệng–họng ở trẻ em dưới 1 tuổi:

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng rất cao do hệ thống miễn dịch của cơ thể còn quá yếu. Đặc biệt nhất là các bé sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ sử dụng corticoid đường hít kéo dài (trong điều trị hen suyễn) mà không súc miệng sau khi xịt.
  • Người mẹ bị nhiễm nấm sinh dục: Nếu mẹ bị nhiễm nấm sinh dục trong khi mang thai và chuyển dạ nhưng chưa được điều trị dứt điểm có thể lây sang cho bé nếu sinh qua ngõ âm đạo.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ vi nấm có hại, gây nên bệnh nấm miệng do Candida.
thuốc hóa trị
Dùng kháng sinh bừa bãi cũng làm tăng nguy cơ gây nấm miệng ở trẻ

Ngoài ra bệnh nấm miệng ở trẻ còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi khoang miệng của trẻ nhỏ rất dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, bệnh nấm miệng rất dễ phát triển và lây lan. Ngoài ra, khi trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu... bị nhiễm vi nấm cũng là các nguyên nhân gây nên bệnh lý này.

2. Triệu chứng bệnh nấm miệng

Dấu hiệu đầu tiên khi bị nấm là xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm trắng này rất khó làm sạch. Sau khi cạo bỏ được những đốm này sẽ thấy bên trong miệng xuất hiện nhiều nốt đỏ.

Nấm thường sẽ không gây ra đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những đốm này có thể làm trẻ rất khó chịu, biếng ăn, quấy khóc khi bú sữa vì bị đau. Khi bị nấm miệng mà không điều trị sớm, nấm mọc dày và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi hoặc tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ 15 tháng sợ bú bình
Nấm miệng khiến trẻ quấy khóc biếng ăn

3. Điều trị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Nấm miệng rất dễ tái nhiễm, do đó khi thấy bé có các dấu hiệu trên trong khoang miệng thì mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để điều trị dứt điểm. Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ

  • Miconazole: Đây là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng,
  • Nystatin: Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ nếu trẻ không thích hợp dùng Miconazole.

4. Cách chăm sóc miệng khi bị nấm

Bệnh nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi rất dễ tái nhiễm. Do đó, cần điều trị triệt để, sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày và đôi khi cần phải điều trị ở cả người mẹ nếu bé đang bú mẹ.

Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để khoang miệng, lưỡi luôn sạch sẽ, tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm. Nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì sẽ gây ngộ độc.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đã mọc răng
Nên tưa lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Ngoài ra, cần vệ sinh các dụng cụ núm ti cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi... Nếu bé bị hen suyễn và sử dụng corticoid loại hít thì mẹ nên cho bé súc miệng sau khi sử dụng thuốc.

Bệnh nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh nấm miệng mẹ nên thực hiện các bước điều trị bệnh, nếu không thuyên giảm có thể đưa trẻ đi khám.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Nhi - Sơ sinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

478.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan