Bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ánh Hiền - Bác sĩ Gây mê Giảm đau - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nỗi lo lắng về các cơn đau có thể phải trải qua sau khi tiến hành phẫu thuật là một trong số những lý do tạo nên tâm lý hoang mang và không muốn đến bệnh viện thăm khám, điều trị của nhiều người. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại cho phép bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau với phương pháp PCA.

1. Bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau là gì?

Bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau (tên tiếng anh là Patient-Controlled Analgesia – PCA) là một phương pháp giảm đau cho phép bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau của mình. Bệnh nhân không cần điều dưỡng hay bác sĩ tiêm thuốc cho mình mà có thể tự thực hiện bằng cách bấm nút trên một thiết bị đặc biệt – có tên là máy bơm PCA để truyền thuốc giảm đau vào tĩnh mạch thông qua dây dẫn nối (IV) đã được lắp đặt.

2. Cơ chế hoạt động của máy PCA

Bệnh nhân được kết nối với một máy bơm tiêm có chứa thuốc giảm đau, bơm tiêm đó được nối bởi dây dẫn đến tĩnh mạch ở cánh tay bệnh nhân. Máy giảm đau PCA có một nút cầm tay để khi bệnh nhân nhấn vào nút đó máy bơm sẽ tiêm một lượng thuốc giảm đau nhất định vào cơ thể. Như vậy, chỉ những đối tượng bệnh nhân có khả năng bấm nút cầm tay được nối với máy giảm đau PCA mới có thể được áp dụng sử dụng phương pháp này. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ giúp bệnh nhân quyết định xem PCA có phù hợp với bệnh nhân hay không

Do bệnh nhân là người cảm thấy rõ nhất về những cơn đau của mình hơn ai hết nên chỉ có bệnh nhân mới là người được bấm nút trên máy giảm đau PCA. Căn cứ vào bệnh sử và trọng lượng của từng người mà các chuyên gia y tế sẽ lập trình sẵn lượng thuốc giảm đau vào những thời điểm nhất định.

Đồng thời trong quá trình, các nhân viên y tế cũng sẽ quan sát mức độ giảm đau và số lần bệnh nhân bấm nút. Từ đó, có thể đưa ra sự thay đổi về liều thuốc hoặc thời gian giữa những lần truyền thuốc để sao cho thuốc giảm đau có hiệu quả nhất.

Người bệnh có thể bấm nút cầm tay bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu. Gia đình và người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bởi máy giảm đau PCA đã được lập trình để ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

máy bơm PCA
Máy bơm PCA giúp người bệnh tự kiểm soát cơn đau

3. Thuốc được truyền từ máy giảm đau PCA là thuốc gì và có tác dụng như thế nào?

Thuốc được truyền từ máy giảm đau PCA là thuốc nhóm Opiate ví dụ: Morphin. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc opiate là ngăn chặn lại những tín hiệu của cơn đau trước khi chúng được truyền tới não. Thường thì trong vòng 10 phút kể từ khi bấm nút, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đỡ đau hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau khác như Paracetamol hay các loại thuốc kháng viêm. Việc kết hợp với những loại thuốc này giúp cho bệnh nhân giảm cơn đau một cách hiệu quả nhất có thể.

4. Một số hướng dẫn sử dụng máy PCA

Bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng máy bơm giảm đau PCA ngay từ khi bắt đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sau khi bấm nút cần đợi vài phút để xem có giảm đau hay không. Nếu cảm giác đau vẫn không có dấu hiệu suy giảm, người bệnh có thể tiếp tục bấm nút PCA lần nữa. Trong trường hợp bệnh nhân không thể tự kiểm soát cơn đau của mình ở mức chấp nhận được thì cần thông báo cho y tá biết.

Bệnh nhân có thể sử dụng máy bơm giảm đau PCA trong bao lâu cũng được nếu cần thiết. Sau khi làm phẫu thuật, thường thì bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau qua đường truyền tĩnh mạch nối với máy PCA cho đến khi có thể tự kiểm soát cơn đau tốt bằng thuốc uống.

Khi tình trạng người bệnh dần khá lên và cơn đau giảm đi thì người bệnh sẽ bấm nút ít hơn. Liều lượng thuốc giảm đau sẽ được giảm dần cho đến khi không cần sử dụng máy bơm PCA nữa.

5. Ưu nhược điểm của phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau

5.1 Ưu điểm

  • Bệnh nhân có thể chủ động kiểm soát cơn đau của mình với máy PCA mà không cần phụ thuộc vào điều dưỡng.
  • Bệnh nhân sử dụng PCA được giảm đau hiệu quả hơn so với hầu hết các loại thuốc giảm đau khác, nên có khả năng cử động và rời khỏi giường trong thời gian sớm hơn, hồi phục sau mổ nhanh hơn
  • PCA là một phương pháp an toàn với điều kiện chỉ có bệnh nhân bấm nút bởi chỉ có bệnh nhân mới hiểu mức độ đau của mình.
Bị táo bón kinh niên, đại tiện ra máu, thường xuyên phải rặn gắng sức
Một trong những nhược điểm của thuốc giảm đau là gây táo bón

5.2 Nhược điểm

Ở một số trường hợp, thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Tuy nhiên, những tác dụng phụ thường rất hiếm xảy ra. Khi thấy có bất cứ biểu hiện nào bất thường, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ.

Sử dụng máy bơm giảm đau PCA có thể được xem là một phương pháp giúp bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau hiệu quả. Trên đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau.

Tốt nghiệp chương trình đào tạo Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ Trần Thị Ánh Hiền đã trải qua nhiều môi trường làm việc khác nhau như Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Pháp Việt trước khi về làm việc tại Đơn nguyên Gây mê Giảm đau – Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec