Bệnh trầm cảm ảnh hưởng gì đến não bộ?

Trầm cảm không chỉ là cảm giác chán nản thông thường mà nó có thể thay đổi não bộ của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Các chuyên gia nghĩ rằng di truyền, căng thẳng và viêm nhiễm có thể đóng một vai trò nào đó. Điều quan trọng là bạn phải nhận được sự trợ giúp đối với chứng trầm cảm của mình để nó không gây hại cho não theo thời gian. Điều trị sớm có thể giúp bạn tránh hoặc giảm bớt một số thay đổi sẽ đề cập trong bài viết sau đây.

1. Kích thước não

Có một số cuộc tranh luận về việc xác định khu vực nào của não bộ sẽ bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng là như thế nào khi bị trầm cảm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số phần của não có dấu hiệu co lại ở những người bị trầm cảm. Cụ thể là những khu vực này bị mất khối lượng chất xám (GMV), là mô có rất nhiều tế bào não. Mất khối lượng chất xám dường như cao hơn ở những người bị trầm cảm thường xuyên hoặc liên tục với các triệu chứng nghiêm trọng.

Các nghiên cứu cho thấy trầm cảm có thể làm giảm khối lượng chất xám trong những vùng sau:

Vùng dưới đồi (Hippocampus): Phần não đó rất quan trọng đối với việc học và ghi nhớ, vùng dưới đồi kết nối với các phần khác của não, nơi kiểm soát cảm xúc và phản ứng với các hormone căng thẳng.

Vỏ não trước trán: Khu vực này đóng một vai trò trong suy nghĩ và lập kế hoạch. Cũng có bằng chứng chỉ ra rằng những phần dưới đây của não cũng sẽ nhỏ lại khi bị trầm cảm là Đồi thị (Thalamus), Nhân đuôi, Thùy đảo

Bộ não
Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến bộ não

Các kết quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng của trầm cảm đến hạch nhân đuôi. Đó là trung tâm sợ hãi của bạn. Những người khác nhận thấy rằng căng thẳng và trầm cảm có thể làm tăng việc mất khối lượng chất xám. Trầm cảm càng nặng, mất khối lượng chất xám càng cao. Khi những khu vực này không hoạt động đúng cách, bạn có thể có các vấn đề như:

  • Gặp các vấn đề về bộ nhớ
  • Khó suy nghĩ rõ ràng
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc vô vọng
  • Không có động lực
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ hoặc thèm ăn
  • Cảm thấy lo ngại
  • Bạn cũng có thể di chuyển hoặc nói chậm lại, hoặc phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực.

2. Viêm não

Rất khó để có thể xác định viêm não xuất hiện trước trầm cảm hay ngược lại. Nhưng những người trải qua giai đoạn trầm cảm nặng có lượng protein chuyển vị cao hơn. Đó là những chất hóa học có liên quan đến chứng viêm não. Các nghiên cứu cho thấy những protein này thậm chí còn cao hơn ở những người đã bị rối loạn trầm cảm nặng không được điều trị trong 10 năm hoặc lâu hơn.

Viêm não một khi không được kiểm soát có thể gây ra các hệ lụy như:

  • Làm tổn thương hoặc giết chết các tế bào não
  • Ngăn chặn tế bào não mới phát triển
  • Gây ra các vấn đề về tư duy
  • Tăng tốc độ lão hóa não
Vi khuẩn gây viêm não mô cầu gây nên những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh
Viêm não làm tổn thương đến các tế bào não

3. Các thay đổi về não có vĩnh viễn không?

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng trả lời câu hỏi đó. Trầm cảm liên tục có thể gây ra những thay đổi lâu dài đối với não, đặc biệt là ở vùng hải mã. Đó có thể là lý do tại sao trầm cảm rất khó điều trị ở một số người. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy khối lượng chất xám ít hơn ở những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng suốt đời nhưng không bị trầm cảm trong nhiều năm. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm nhưng vẫn có hy vọng rằng các phương pháp điều trị hiện tại hoặc các phương pháp điều trị mới có thể giúp đảo ngược hoặc ngăn chặn một số thay đổi ở não. Dưới đây là những gì nghiên cứu nói về hai phương pháp điều trị trầm cảm phổ biến:

Thuốc chống trầm cảm. Những chất này hoạt động trên các chất hóa học trong não giúp kiểm soát căng thẳng và cảm xúc. Có bằng chứng những loại thuốc này có thể giúp não hình thành các kết nối mới và giảm viêm.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Các chuyên gia nghĩ rằng CBT thúc đẩy sự dẻo dai của thần kinh. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thay đổi bộ não của mình theo cách giúp cải thiện tình trạng trầm cảm.

Cách nhận trợ giúp. Nói với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng trầm cảm. Họ sẽ muốn loại trừ các tình trạng sức khỏe khác để có thể tìm cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể cần thực hiện một số thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một số người có kết quả tốt từ sự kết hợp của cả ba phương pháp trên. Một số phương pháp điều trị trầm cảm nhẹ hoặc nghiêm trọng bao gồm:

  • Liệu pháp trò chuyện
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Sử dụng ketamin trong thời gian ngắn
  • Kích thích não
  • Tập thể dục
  • Thiền
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Phương pháp thiền giúp cải thiện bệnh trầm cảm nhẹ

Tự tử là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn đang nghĩ đến việc tự làm tổn thương mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan