Bệnh vảy nến và nguy cơ đái tháo đường type 2

Những bệnh nhân vẩy nến sẽ có nguy cơ mắc thêm bệnh đái tháo đường type 2. Tình trạng viêm làm cho các tế bào khó hấp thụ đường từ những thức ăn nạp vào cơ thể. Lượng đường dư thừa tích tụ trong máu là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

1. Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và đái tháo đường type 2

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sản xuất quá mức các tế bào da, gây ra phát ban dày, có vảy đỏ. Tình trạng này xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, da đầu hoặc lưng dưới. Hiện nay, các loại thuốc chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh, chứ không điều trị triệt để được. Vì vậy, việc điều trị có xu hướng tiếp tục trong suốt cuộc đời người bệnh.

Những người mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ngay cả khi họ không có các yếu tố nguy cơ tiểu đường như béo phì. Một nghiên cứu đã so sánh dựa trên số lượng 108.000 bệnh nhân vẩy nến với 430.000 người không bị bệnh vẩy nến. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh vẩy nến mãn tính có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 46%. Bệnh vẩy nến nhẹ dẫn đến bệnh tiểu đường tăng 11%.

Những người tiểu đường không nên uống bia, rượu
Bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Bệnh vẩy nến và đái tháo đường type 2 đều dẫn đến tình trạng viêm toàn cơ thể, đồng thời có thể giải thích mối liên hệ giữa 2 bệnh. Viêm có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể:

Ở những người bị bệnh vẩy nến, các tế bào da được thay thế quá nhanh. Thông thường, phải mất 3 tuần đến 4 tuần để phát triển các tế bào ở các lớp sâu hơn của da. Khi chúng trưởng thành, chúng từ từ nổi lên trên bề mặt. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến làm cho các tế bào da chưa trưởng thành tiếp cận bề mặt trong vòng chưa đầy 1 tuần, sau đó chúng chết đi và bong ra. Điều này dẫn đến các mảng da đỏ, ngứa.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học King, đã nghiên cứu các mẫu da người và động vật, để tìm kiếm bất kỳ thay đổi phân tử nào liên quan đến bệnh vẩy nến có thể gây ra bệnh tiểu đường. Họ đã sử dụng một mô hình thử nghiệm của bệnh vẩy nến được tạo ra bằng cách áp dụng imiquimod - một công cụ sửa đổi phản ứng miễn dịch - cho da chuột và da người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng da từ những con chuột mắc bệnh vẩy nến đã chứng minh tình trạng viêm và kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Sự đề kháng này có nghĩa là các tế bào không đáp ứng chính xác với hoóc môn insulin và không loại bỏ glucose khỏi máu. Ngoài ra, các tế bào beta ở chuột bị bệnh vẩy nến sản xuất nhiều insulin hơn so với những con chuột không bị ảnh hưởng.

Lưu ý với vảy nến thể mảng
Bệnh nhân bị đỏ và ngứa da do bệnh vảy nến

2. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân vẩy nến

Một số triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện ở bệnh nhân vẩy nến là:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát nước bất thường
  • Thường xuyên đói
  • Giảm cân đột ngột
  • Mệt mỏi và khó chịu
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Nhìn mờ
  • Vết cắt, vết bầm chậm lành
  • Đau nhói hoặc tê bì ở tay chân
  • Nhiễm trùng da, nướu

Tuy nhiên, có một số trường hợp những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường không có triệu chứng. Do đó, điều quan trọng đối với bệnh nhân vẩy nến là hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường huyết thường xuyên.

Tập thể dục hàng ngày
Bệnh nhân vảy nến cần duy trì lối sống lành mạnh và khoa học

Béo phì là một yếu tố gây ra bệnh vẩy nến cũng như đái tháo đường type 2. Vì vậy những người mắc bệnh vẩy nến nên cố gắng và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tỷ lệ bệnh vẩy nến tăng lên khi tăng cân. Ví dụ, những người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35 có tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến cao gần gấp đôi so với người cân nặng bình thường. BMI là số đo mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com, psoriasis.org, medicalnewstoday.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan