Bị cúm thường test nhanh có 2 vạch không?

Test nhanh là cách đơn giản và dễ dàng nhất để biết được bản thân có nhiễm COVID-19 hay không. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trước khi thực hiện test nhanh, người dùng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép. Vậy cúm thường test nhanh có 2 vạch không?

1. Lưu ý thời gian xem kết quả của test nhanh COVID-19

Trên khay của bộ test nhanh có cấu tạo gồm có 2 vạch: C và T, trong đó vạch C (Control line) luôn luôn hiển thị màu đỏ khi khay test đã thấm đủ lượng dung dịch mẫu. Vạch T (Test line) còn được gọi là vạch dương tính, vạch này thường chỉ hiển thị màu đỏ khi người dùng mắc COVID-19. Tuy nhiên, nếu vạch T hiện lên rất mờ và xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định, điều này có nghĩa là người đó chưa chắc chắn có nhiễm COVID-19 hay không.

Về cơ bản, nếu vạch T xuất hiện trong một khoảng thời gian quy định của nhà sản xuất (thường là 30 phút), điều này mới có ý nghĩa là dương tính và người xét nghiệm cần phải tiến hành cách ly để hạn chế lây lan. Nếu vạch T hiện lên vượt ra ngoài khoảng thời gian trên, kết quả lúc này sẽ không được công nhận, người bệnh không cần phải cách ly và không cần xét nghiệm PCR. Vậy khi bị cúm test nhanh có dương tính không?

Các hãng khác nhau sản xuất các bộ kit test nhanh khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng khác nhau. Ví dụ có loại xét nghiệm yêu cầu ngoáy cả miệng và mũi, trong khi số khác chỉ yêu cầu người sử dụng ngoáy mũi hoặc chỉ lấy nước bọt. Omicron là một trong những biến thể phổ biến của bệnh COVID-19, bệnh thường gây ra các triệu chứng nhẹ, rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh và cúm, tuy nhiên khi test sẽ có kết quả dương tính rất rõ ràng. Vậy bệnh cúm thường test nhanh có 2 vạch không?

Xem ngay: Test nhanh thế nào là dương tính?

2. Bệnh cúm thường test nhanh có 2 vạch không?

Cúm là bệnh thông thường do các loại vi rút cúm gây ra, bệnh có số lượng người mắc hằng năm rất cao. Bệnh cúm đã có vắc xin phòng bệnh, vì vậy mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em nên tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần. Triệu chứng cảm cúm thường bao gồm: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm đường hô hấp trên gây đau ngực, khó thở, viêm phổi...

Trong tình hình hiện nay, nếu bị hắt hơi hay sổ mũi không có nghĩa là người đó mắc COVID-19. Thậm chí, trên thực tế bệnh cúm có xu hướng gây cảm giác đau nhức khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn khi mắc COVID-19. Trong khi đó, COVID-19 là bệnh do chủng mới của vi rút Corona gây ra, người ta hay nhầm các triệu chứng bệnh do vi rút này với vi rút cúm. Tuy nhiên đây là 2 vi rút này hoàn toàn khác nhau dù chúng có triệu chứng bệnh gần như giống nhau.

Theo lý thuyết, test nhanh COVID-19 sẽ không cho 2 vạch nếu người bệnh chỉ mắc cúm thường - không nhiễm COVID-19. Test nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính với độ đặc hiệu cao trên 90%. Đây là một loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh, giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus SARS-CoV-2 có trong mẫu dịch tiết từ đường hô hấp của bệnh nhân.

Nếu kháng nguyên có mặt với nồng độ đủ lớn trong mẫu thử, nó sẽ liên kết với các kháng thể đã được cố định trên một dải giấy, bọc trong vỏ nhựa và sau đó phát ra tín hiệu giúp người bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường trong vòng 30 phút sau khi cho chạy mẫu.

Các kháng nguyên chỉ được phát hiện khi virus đang trong chu trình nhân lên. Do đó, các test nhanh COVID-19 được sử dụng tốt nhất để chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm virus cấp tính. Như vậy có thể thấy, nếu 1 bảng test nhanh COVID-19 âm tính (chỉ có 1 vạch C) ở người có đầy đủ triệu chứng bệnh sẽ có 2 trường hợp:

  • Bệnh nhân chỉ mắc bệnh cảm cúm thông thường, không mắc COVID;
  • Bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng test nhanh cho kết quả “âm tính giả”, do kỹ thuật lấy mẫu chưa chuẩn, do độ nhạy của test thấp khi tải lượng virus thấp.

Nếu bảng test nhanh COVID-19 dương tính (có cả 2 vạch C và T):

  • Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19;
  • Bệnh nhân không mắc COVID-19 nhưng kit test cho kết quả “dương tính giả” do vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, có triệu chứng hay không triệu chứng, nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm...

Không thể dùng bộ test nhanh COVID-19 để test cúm thông thường.

3. Làm gì để kết quả test nhanh chính xác hơn?

Người thực hiện lấy mẫu test nhanh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Rửa tay thật sạch trước khi tiến hành thử COVID-19 bằng test nhanh;
  • Xì mũi trước khi ngoáy tránh để mũi có quá nhiều dịch;
  • Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước khi thực hiện xét nghiệm;
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì bộ test nhanh, kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, không sử dụng bộ kit test đã hết hạn.

Vậy là thắc mắc “Bị cúm thường test nhanh có lên 2 vạch không? đã có câu trả lời. Hi vọng qua bài viết này, độc giả sẽ hiểu hơn về hình thức test nhanh và cách thức test sao cho hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

124.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan