Bị run ngón tay có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bị run ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, khi có hiện tượng run ngón tay, nhiều người lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị ra sao?

1. Run ngón tay là bệnh gì?

Run ngón tay có thể do sinh lý bình thường nhưng có thể liên quan đến các bệnh thần kinh, do sức khỏe có bất thường.

Chứng run tay có thể xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi, từ già đến trẻ. Trong rất nhiều trường hợp, run tay là dấu hiệu để có thể nhận biết được những loại bệnh mắc phải.

  • Với run bình thường, hay còn gọi là run sinh lý: Run với một mức dao động rất nhỏ, gần như là rất khó để có thể nhận thấy bằng mắt thường và không làm cản trở đến các hoạt động hàng ngày. Kiểu run này thường chỉ thấy khi người bệnh duỗi thẳng cánh tay ra, quan sát kỹ.
  • Với run bất thường, hay còn gọi là run bệnh lý: Là tình trạng run tay dễ nhìn thấy bằng mắt thường và có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Tần suất run thường trong khoảng từ 4 đến 7 lần/phút.

2. Nguyên nhân bị run ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến run ngón tay như sau:

  • Do căng thẳng, stress lâu ngày: Bởi vì những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến cơ thể kích thích sản sinh ra nhiều adrenalin - hormone gây căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay run ...
  • Do thiếu ngủ hoặc mất ngủ nhiều khiến cho não bộ không được nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh giao tiếp và kết nối với nhau kém hiệu quả. Điều này có thể gây co giật cơ bắp, run ngón tay cái hoặc run cả bàn chân, bàn tay...
  • Do ngón tay cái phải làm việc, hoạt động nhiều: Đôi khi run ngón tay cái có thể là do sự căng mỏi cơ, khi ngón tay cái phải làm những công việc lặp đi lặp lại liên tục trong nhiều giờ, ví dụ như sử dụng điện thoại, máy tính...
  • Do tác dụng của một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Nếu thấy có hiện tượng run ngón tay trái hoặc run ngón tay phải, bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc khác.
  • Do uống nhiều caffeine: Khi uống cà phê, nước Coca, nước tăng lực và trà đặc, nhiều người bị hưng phấn và kích thích hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng run rẩy, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó chịu, buồn nôn.

Đặc biệt, ngón tay cái bị run có thể liên quan đến các bệnh lý như:

  • Rối loạn thoái hóa:
    • Bệnh Parkinson/ Hội chứng Parkinson
    • Rối loạn thần kinh thực vật
    • Cường giáp
    • Bệnh bại liệt trên nhân tiến triển
    • Bệnh Huntington
  • Bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy
  • Do nhiễm chất độc
    • Ngộ độc khí CO
    • Ngộ độc Mangan
  • Do các loại rối loạn khác:
    • Não úng thủy, u não
    • Máu tụ dưới màng cứng
    • Sau chấn thương, nhồi máu cơ tim

Một số trường hợp, bác sĩ có thể không tìm ra nguyên nhân gây run ngón tay cái. Trường hợp này được gọi là run vô căn.

3. Bị run ngón tay có nguy hiểm không?

Nếu là hiện tượng run ngón tay cái sinh lý thì sẽ không nguy hiểm, tình trạng này sẽ biến mất khi cơ thể được nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu hiện tượng run đến từ các bệnh lý thần kinh và các bệnh lý kể trên thì người bệnh cần phải được điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng theo thời gian và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

4. Các cách làm giảm tình trạng ngón tay bị run

Để kiểm soát được tình trạng run ngón tay hiệu quả, tùy vào từng nguyên nhân mà có các giải pháp phù hợp với mỗi người, cụ thể:

  • Với run tay do bị lo âu, căng thẳng: Cần điều chỉnh lại thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để giảm tải áp lực lên cơ thể. Mỗi ngày hãy dành 30 phút nghỉ ngơi và thực hiện các sở thích cá nhân như nghe nhạc, xem phim, vẽ tranh... để thư giãn tâm lý, giảm bớt stress.
  • Với run tay do sử dụng các chất kích thích: Tạm ngưng sử dụng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Sau đó, khi muốn uống lại các đồ uống này thì tăng độ đậm đặc dần để tránh hiện tượng mà dân gian gọi là say trà, say cà phê
  • Với run tay do các bệnh lý thần kinh: Nếu xác định không do các nguyên nhân sinh lý nói đến ở trên, người bệnh cần đi khám ngay để chẩn đoán ra bệnh lý gây run ngón tay. Người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn cho dùng thuốc chống lo âu, thuốc ức chế beta giao cảm để giảm run tạm thời.

Việc sử dụng thuốc dài ngày có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhiều người bệnh tìm đến các sản phẩm điều trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính. Bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng là một ví dụ điển hình.

  • Câu đằng: Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Câu đằng có tác dụng ức chế monoamine oxidase B (MAO-B), nhờ đó gián tiếp làm tăng nồng độ dopamin trong não, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson; Hỗ trợ làm giảm dần các chứng run tay chân, run đầu cổ, đi đứng run rẩy, nói run run; Giúp người bệnh cầm nắm, đi lại và sinh hoạt dễ dàng hơn.
  • Thiên ma: Thảo dược này có tác dụng bình can, trừ phong, chống co giật. Trong điều trị bệnh run ngón tay, Thiên ma giúp an thần, trấn tĩnh, giải lo âu, giảm hồi hộp, từ đó giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, Thiên ma có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa Thiên Ma, Câu đằng đã được Bộ y tế cấp phép, có uy tín nhiều năm trên thị trường.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc biết được bị run ngón tay là bệnh gì và biết thêm được các cách hỗ trợ điều trị chứng bệnh này. Tình trạng bệnh sẽ cải thiện hiệu quả nếu người bệnh áp dụng một cách khoa học và phù hợp với tình trạng của bản thân.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan