Bị tiểu đường ăn táo được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bổ sung nguồn vitamin đặc biệt là rau quả và trái cây vào chế độ ăn hang ngày của người đái tháo đường rất là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên nên lựa chọn hoa quả cho người đái tháo đường sao cho phù hợp thì không phải ai cũng biết. Táo là trái cây được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay nhưng liệu người bị đái tháo đường ăn táo có thật sự tốt không. Hãy cùng tham khảo qua bài viết này:

1. Người bệnh tiểu đường ăn táo được không?

Do có hương vị đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng nên táo là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Trong táo chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Theo như nghiên cứu thì một quả táo trung bình chứa 95 calo, 25 gam carbohydrate và 14% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Người đái tháo đường ăn táo được không? Tuy nhiên táo có chứa carbohydrat nên có thể ảnh hưởng đến đường máu sau ăn. Tuy nhiên táo lại là loại trái cây phù hợp nhất với người bệnh đái tháo đường vì do các nguyên nhân sau đây:

1.1. Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết

Nếu bạn bị đái tháo đường thì theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ là điều rất quan trọng. Vì carbohydrate là chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbohydrate đều tác dụng như nhau. Một quả táo trung bình chứa 25 gam carbohydrate nhưng 4.4 g trong số đó là chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các dạng đường trong táo, giúp đường máu tăng chậm, đồng thời làm ổn định đường trong máu sau ăn. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra, chất xơ giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, giúp chống lại bệnh tiểu đường type 2.

1.2. Đường trong táo chủ yếu là đường fructose

Trong táo có chứa đường nhưng phần lớn đường trong táo là đường fructose. Một nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2017 cho thấy việc sử dụng fructose thay thế cho glucose hoặc sucrose sẽ làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn.

Ngoài chất xơ thì polyphenol cũng là một hợp chất có trong táo, cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) là hai thông số quan trọng để đánh giá sự ảnh hưởng của một loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. Táo có chỉ số GI và GL đều rất thấp do đó táo làm tăng lượng đường máu sau ăn ở mức tối thiểu nhất so với các trái cây khác.

hững người ăn nhiều táo có cơ hội hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên tới 50%
Táo có nhiều chất xơ giúp ổn định đường huyết

1.3. Táo giúp làm giảm sự đề kháng insulin

Có hai loại bệnh đái tháo đường là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 tuyến tụy của người bệnh không sản xuất đủ insulin đây là loại hormone giúp vận chuyển đường từ máu đến các tế bào tạo thành năng lượng để hoạt động. Trong khi ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cơ thể sản xuất nhiều insulin thậm chí thừa nhưng các tế bào của người bệnh lại đề kháng với insulin chính vì thế hormon insulin tác dụng không hiệu quả dẫn đến đường máu của người bệnh vẫn ở mức cao.

Ăn táo thường xuyên đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng kháng insulin từ đó dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Điều này là do polyphenol trong vỏ táo giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin và giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường.

1.4. Các chất chống oxy hóa trong táo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Các chất chống oxy hóa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cho con người như là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Tại sao lại có tác dụng tốt như vậy là do trong quả táo có một lượng dồi dào các chất chống oxy hóa như quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,...

Các chất chống oxy hóa trong táo có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn táo mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn 28% so với những phụ nữ không ăn táo.

Nồng độ các chất chống oxy hóa trong các loại táo không giống nhau. Loại táo có nồng độ chất chống oxy hóa cao nhất đó là táo Honeycrisp và táo Red Delicious.

2. Người bệnh tiểu đường ăn táo sao cho đúng cách?

Bổ sung trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Vậy người bệnh đái tháo đường ăn táo được không? Chính vì có nhiều tác dụng tốt như trên nên trái cây táo được xem là loại trái cây tuyệt vời để đưa vào khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên để việc ăn táo an toàn và mang lại nhiều lợi ích nhất người bệnh đái tháo đường cần lưu ý một số điểm sau đây:

Tuy rằng táo không làm đường huyết tăng đột biến sau ăn nhưng mỗi quả táo vẫn cung cấp 25 carbohydrate vào khẩu phần ăn. Do đó chúng ta cần cân đối lượng carbohydrate được cung cấp từ táo với carbohydrate từ các thực phẩm khác để đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều carbohydrate trong ngày.

Theo dõi lượng đường huyết trong máu sau khi ăn táo để đánh giá ảnh hưởng của táo đến cá nhân người bệnh từ đó có chế độ ăn phù hợp.

Để nhận được những lợi ích dinh dưỡng cao nhất từ trái táo cho nên khi ăn táo bạn nên ăn cả quả, kể cả phần vỏ, do một lượng lớn chất dinh dưỡng nằm trong lớp vỏ táo. Không nên dùng nước ép táo, vì nước ép không có chất xơ và thường được thêm đường.

Chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ làm tăng đường huyết.

Hãy chia nhỏ lượng trái cây bạn sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày để giữ lượng đường trong máu ổn định, tránh ăn lượng lớn vào một thời điểm.

táo
Người bệnh tiểu đường nên ăn một quả táo mỗi ngày

3. Một số lựa chọn hoa quả cho người tiểu đường

Ngoài quả táo thì một số loại trái cây khác được các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra khuyến cáo tốt cho người bệnh đái tháo đường như:

Các loại quả mọng có nhiều màu sắc như nho xanh, việt quất, dâu tây, mâm xôi, anh đào,... các loại quả này có lượng đường thấp hơn nhiều loại hoa quả khác. Bên cạnh đó, quả mọng có nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid,... giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Một số loại hoa quả cho người đái tháo đường được ADA khuyến nghị khác như: quả bơ, chuối, kiwi, đu đủ, mơ, mận, đào, cam, quýt, bưởi,...

Các loại hoa quả trên tuy được xem là phù hợp với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên độ nhạy cảm của mỗi người có thể khác nhau, do đó người bệnh nên theo dõi đường huyết sau khi ăn trái cây để đánh giá ảnh hưởng của một loại hoa quả cụ thể lên cơ thể mình.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây ở dạng thô, nguyên trái để nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất. Trái cây sau khi chế biến có thể làm giảm hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp độc giả hiểu được người bị đái tháo đường ăn táo được không cũng như biết được các loại hoa quả tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nếu như bệnh nhân đái tháo đường còn băn khoăn về chế độ ăn bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám tư vấn chế độ điều trị, dinh dưỡng, luyện tập phù hợp nhất với từng cá thể và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp từ các chuyên gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan