Các nguyên nhân gây đau quặn thận

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị bệnh Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng. Cơn đau thường dữ dội, không có tư thế để giảm đau hiệu quả. Người bệnh thường có thêm triệu chứng nôn, buồn nôn, đái rắt, đái buốt, đái máu,...

1. Nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Có 70 - 80% cơn đau quặn thận có liên quan đến sỏi. Hầu hết sỏi niệu quản là do sỏi rơi từ trên thận xuống. Huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài. Những hiện tượng này gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước, căng trướng đài bể thận. Chỉ có sự căng trướng đột ngột mới gây ra cơn đau quặn thận.

Cơn đau có thể xuất phát từ thận: Đau khu trú ở vùng sườn, thắt lưng, dưới xương sườn 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng - cùng, lan ra phía trước, hướng về phía rốn và hố chậu. Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột hay sau những cơn đau nhẹ vùng lưng hông.

Vôi hóa mạch máu ở bệnh nhân sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra các cơn đau quặn thận

2. Dấu hiệu nhận biết sỏi niệu quản

Triệu chứng thường gặp nhất của cơn đau quặn thận là đau vùng mạng sườn thắt lưng.

Có 2 cấp độ đau:

2.1 Đau cấp tính

Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau ban đầu ở vùng thắt lưng, dữ dội từng cơn, sau đó lan xuống vùng sinh dụng ngoài. Sẽ đau hơn khi lao động, khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn cơ thì đỡ đau hơn.

2.2 Đau mạn tính

  • Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau tức ở vùng thắt lưng, có thể là ở 1 bên hoặc cả 2 bên. Khi vận động cơn đau sẽ tăng lên. Loại đau này rất thường gặp ở bệnh nhân bị sỏi nhưng không bít tắc hoàn toàn.
  • Đái máu: Sỏi có thể gây đái máu vi thể. Sau khi vận động có thể xuất hiện cơn đau và đái máu đại thể toàn bãi, nước tiểu của người bệnh có màu hồng giống màu nước rửa thịt.
  • Một số triệu chứng khác có thể thấy như đái ra mủ (thường gặp ở các bệnh nhân thận ứ mủ); đái buốt, đái rắt; sốt (bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng sẽ có biểu hiện sốt, rét run).
Sốt rét
Biểu hiện sốt khi có nhiễm khuẩn

3. Biến chứng của sỏi niệu quản

Một số biến chứng của sỏi niệu quản gây ra:

  • Thận to và đau có kèm theo sốt.
  • Vô niệu
  • Một số trường hợp muộn sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh để biến chứng nguy hiểm như trên. Để phòng bệnh, mỗi người, cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, khoa học, uống nhiều nước (khoảng 1,5 – 2 lít) bao gồm cả nước canh trong bữa ăn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng, cơ thể càng cần được bù nước đầy đủ vì mất nhiều mồ hôi. ăn nhiều rau, kiêng ăn mặn và ăn nhiều thịt. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất oxalate, những thực phẩm chứa chất purine. Khi xuất hiện các triệu chứng của cơn đau quặn thận nặng, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan