Các nguyên nhân gây khô mắt

Bệnh lý về mắt như khô mắt, rối loạn thị lực... đang ngày càng phổ biến. Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng hoàn toàn không biết về tình trạng bệnh của bản thân cũng như các thông tin liên quan đến bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khô mắt có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh và có những biện pháp phòng ngừa hợp lý.

1. Những vấn đề liên quan đến bệnh khô mắt

Khô mắt là tình trạng nước mắt không tiết đủ để giữ cho mắt được bôi trơn hoặc có khi nước mát bốc hơi quá cũng khiến cho mắt bị khô. Tình trạng khô mắt khá phổ biến ở người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ.

Tuyến lệ thuộc cấu tạo đặc biệt của mắt thực hiện vai trò sản xuất nước mắt liên tục để bảo vệ bề mặt nhãn cầu đồng thời duy trì thị lực. Mắt có cơ chế tự nháy thường xuyên và màng ngoài mắt sẽ nhanh chóng được bao phủ hoàn toàn bởi nhãn cầu, đồng thời nước mắt được tiết và dàn ra để thực hiện bôi trơn nhãn cầu. Nhờ có nước mắt các dị vật hoặc vi sinh vật gây bệnh khó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra những tổn thương đáng kể cho mắt.

Tuyến lệ hoạt động kém hoặc nước mắt trên bề mặt có thể bị bốc hơi quá nhanh có thể do:

  • Lượng nước mắt được tiết ra không đủ. Theo thời gian thì tình trạng lão hoá cũng khiến cho tuyến lệ của mắt hoạt động kém hơn. Thêm vào đó, những nguyên nhân khác như sử dụng thuốc, mắc các bệnh lý khác... cũng khiến cho tuyến lệ hoạt động không đúng chức năng. Khi nước mắt không được sản xuất thì bề mặt nhãn cầu cũng không được bổ sung nước mắt để được bảo vệ. Cùng với điều kiện về khí hậu như thời tiết hanh khô, gió to.... có thể làm cho nước mắt bốc hơi nhanh hơn.
  • Do sự bất thường về chất lượng nước mắt hoặc màng bảo vệ mắt làm ảnh hưởng đến tuyến lệ - nguyên nhân bệnh khô mắt. Màng phim nước mắt có chức năng bảo vệ mắt tối ưu được cấu tạo bởi 3 lớp đó chính là lớp mỡ, lớp nước, lớp nhầy... Chất lượng nước mắt không đạt tiêu chuẩn có thể khiến cho nước mắt dễ dàng bay hơi hoặc do cấu tạo của ba lớp này không đạt tiêu chuẩn khiến cho nước mắt không được dàn đều trong mắt

2. Nhận biết tình trạng mắt khô

Tình trạng khô mắt rất dễ để nhận biết do trong mắt không được bôi trơn và bảo vệ nên người bệnh thường có cảm giác khô, rát, mỏi mắt... thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, người bệnh cũng thường gặp hiện tượng nhìn mờ, giảm thị lực ngay sau khi thực hiện chớp mắt.

Khô mắt sẽ kích thích khiến cho nước mắt chảy ra liên tục, tuy nhiên, triệu chứng khô mắt vẫn tiếp tục xảy ra. Nếu người bệnh ở trường hợp này có thể thấy ghèn trắng ở hai bên hốc mắt thì cần chú ý. Tình trạng khô mắt nặng sẽ gây ra những tổn thương nhãn cầu nghiêm trọng, khi đó thị lực của mắt sẽ giảm sút.

Khô mắt, đau mắt đỏ càng nghiêm trọng cho thấy tình trạng thiếu nước mắt khá nghiêm trọng và có thể xuất hiện cả tổn thương trong mắt. Vì thế, người bệnh cần phát hiện sớm các biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt.

3. Điều trị tình trạng khô mắt

Khô mắt là bệnh mãn tính không dễ dàng chữa khỏi ngay tức thì. Vì vậy đầu tiên cần điều trị để giảm triệu chứng và giúp người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Hiện này điều trị khô mắt sẽ giúp bổ sung thêm nước nhân tạo đồng thời duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu. Thực hiện tăng tiết nước mắt kết hợp với điều trị viêm của mi mắt hoặc bề mặt nhãn cầu.

  • Bổ sung nước mắt nhân tạo: có thể thực hiện bằng cách tra nước mắt nhân tạo. Người bệnh nên sử dụng loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản vì những hợp chất này có thể gây ngộ độc cho mắt khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, với những trường hợp khô mắt nặng thì việc bổ sung nước mắt nhân tạo hoàn toàn chưa đủ và cần phải áp dụng thêm các phương pháp bổ sung khác.
  • Duy trì phim nước mắt để giữ được lượng nước mắt tự nhiên ở lại trong mắt lâu hơn giúp giảm các triệu chứng của khô mắt. Để thực hiện điều này có thể áp dụng một số biện pháp giúp cho nước chảy qua đường tuyến lệ như phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn, thay bút lệ bằng nút silicon...
  • Ngoài ra có thể điều trị viêm mi mắt và bề mặt nhãn cầu bằng cách sử dụng thuốc nước mỡ theo kê đơn của bác sĩ đồng thời kết hợp với chườm ấm, rửa sạch mi giúp giảm viêm mắt gây nên tình trạng khô mắt

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tra mắt giúp tăng tiết nước mắt. Và người bệnh nên sử dụng Omega 3 tự nhiên để kết hợp trong phương pháp điều trị khô mắt.

4. Các biện pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng khô mắt

Để cải thiện tình trạng khô mắt, người bệnh có thể thực hiện một số thói quen chăm sóc giúp mắt hoạt động tốt hơn như:

  • Chớp mắt chậm và đều có thể được thực hiện khoảng 12 đến 18 lần/phút. Mục đích để dàn đều và tạo đủ ẩm cho mắt
  • Hạn chế thức khuya, đồng thời đảm bảo thời gian ngủ một ngày từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Tạo điều kiện cho mắt được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Hạn chế để mắt tiếp xúc với ánh sáng, khói bụi, gió hoặc môi trường ô nhiễm
  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp thẻ các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A như cà chua, cà rốt... hoặc các loại củ màu đỏ, các chất chống oxy hoá, hoặc acid omega 3...

Trong trường hợp bạn bị khô mắt kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám nhằn có hướng can thiệp kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

628 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan