Các phương pháp tổng thể đánh giá rối loạn vận động

Rối loạn vận động là tình trạng hệ thần kinh bị co thắt, giật hoặc lắc dẫn đến làm giảm hoặc làm chậm hoạt động của cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản về bệnh rối loạn vận động và các đánh giá căn bệnh này.

1. Rối loạn vận động động là gì?

Rối loạn vận động là tình trạng hệ thần kinh bị co thắt, giật hoặc run làm cho cơ thể giảm hoặc làm chậm sự vận động.

Các loại rối loạn vận động thường gặp là cử động quá mức hay còn gọi là tăng vận động, giảm vận động có chủ định bất thường hay còn gọi là giảm vận động và vận động bất thường không tự chủ, còn gọi là rối loạn vận động

Nguyên nhân gây ra rối loạn vận động là do tình trạng di truyền, chấn thương, các hệ lụy của bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc và các yếu tố khác. Tiền sử đột quỵ, cao huyết áp và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm cho bệnh có diễn biến tăng nặng theo tuổi tác.

Các triệu chứng của rối loạn vận động thường gặp bao gồm:

  • Run, hoặc cử động cơ không tự chủ gây ra rung lắc ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể. Run có thể xảy ra ở bàn tay, cánh tay, chân, thân mình, đầu, mặt và giọng nói.
Rối loạn vận động
Người mắc bệnh rối loạn vận động thường cử động cơ không tự chủ gây ra rung lắc ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể.

  • Giật hoặc co giật, thường để phản ứng với tiếng động lớn hay một số loại ánh sáng hoặc các cơn đau.
  • Co thắt có thể không liên tục hoặc không thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như bàn tay nắm chặt hoặc bàn chân bị vẹo.

Bệnh Parkinson là một bệnh rối loạn vận động rất phổ biến. Các triệu chứng bao gồm run, cứng, di chuyển chậm và đi lại khó khăn.

Các loại biểu hiện rối loạn vận động khác bao gồm:

  • Run không kiểm soát được ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như tay, đầu hoặc giọng nói.
  • Hội chứng Tourette: các cử động và âm thanh không tự chủ.
  • Dystonia: xoắn bất thường hoặc co thắt cơ cố định.
  • Hội chứng chân không yên, cảm giác khó chịu ở chân hoặc những nơi khác khiến bạn phải di chuyển để giải tỏa.
  • Co cứng, co thắt cơ liên tục có thể cản trở chuyển động.

Để chẩn đoán bệnh rối loạn vận động, bác sĩ sẽ kết hợp với đánh giá thần kinh, kiểm tra khả năng kiểm soát cơ và phản xạ của người bệnh. Ngoài ra, các hình thức kiểm tra như chụp MRI đầu, chụp CT đầu, PET, chụp mạch CT, chụp mạch MR và các xét nghiệm khác cũng có thể được sử dụng để đảm bảo chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

2. Chẩn đoán và đánh giá các rối loạn vận động

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán rối loạn vận động

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiểu sử của người bệnh và thực hiện các thủ tục khám sức khỏe kết hợp với đánh giá thần kinh. Các thủ tục được thực hiện trong bước này bao gồm khám vận động và phản xạ của người bệnh. Bệnh nhân có thể phải đi bộ một đoạn ngắn để bác sĩ kiểm tra xem xét có bất kỳ vấn đề nào khác thường trong cách họ đi bộ hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề xuất thực các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chọc dò thắt lưng để phân tích dịch não tủy.
  • Điện cơ để đo các xung điện dọc theo dây thần kinh, rễ thần kinh và mô cơ.
  • Điện não đồ (EEG) để kiểm tra hoạt động điện của não.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để kiểm tra hoạt động điện của tim và xác định xem các vấn đề về tim có đang gây ra rối loạn cho người bệnh hay không.
  • Sinh thiết cơ để phân biệt giữa rối loạn thần kinh và cơ.

Các bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để giúp chẩn đoán các rối loạn vận động. Chỉ sử dụng hình ảnh đơn thuần có thể không đủ để chẩn đoán, nhưng nó thường hữu ích trong việc làm rõ các phát hiện lâm sàng. Các thử nghiệm hình ảnh này có thể bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) - Đầu: MRI đôi khi có thể tìm thấy các vấn đề trong não có thể liên quan hoặc gây ra rối loạn chuyển động, chẳng hạn như teo ở một số phần của não.
  • Positron Emission Tomography (PET): Chụp ảnh chức năng não và hóa thần kinh bằng PET để cung cấp thông tin về chuyển hóa và hóa học của não.
  • Các triệu chứng rối loạn vận động có thể giống như biểu hiện của đột quỵ và các bệnh mạch máu. Do đó, bác sĩ có thể xem xét các mạch cung cấp máu cho não. Các kiểm tra mạch cơ thể bao gồm:
Siêu âm Doppler động mạch cảnh
Siêu âm Doppler động mạch cảnh để kiểm tra tình trạng hẹp và tắc nghẽn trong động mạch cảnh

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem liệu rối loạn mà bệnh nhân đang gặp có phải là do cục máu đông hay chảy máu não.
  • Chụp mạch máu CT (CTA) để tìm bất kỳ vấn đề nào trong các mạch máu cung cấp cho não.
  • Chụp mạch máu MR (MRA) để tìm các vấn đề trong các mạch máu cung cấp cho não. Điều này tương tự như CTA, nhưng bác sĩ đôi khi có thể thực hiện mà không cần thuốc cản quang tĩnh mạch. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề xuất một bài kiểm tra nâng cao đó là truyền dịch MR để cung cấp thêm thông tin bằng cách hiển thị lưu lượng máu trong não.
  • Siêu âm động mạch cảnh để kiểm tra tình trạng hẹp và tắc nghẽn trong động mạch cảnh bằng siêu âm Doppler vì những vấn đề này có thể dẫn đến đột quỵ và gây rối loạn vận động.
  • Chụp mạch não để cung cấp thông tin chi tiết hơn về các mạch não. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa một ống thông vào mạch háng và tiêm thuốc cản quang để quan sát các mạch máu chính trong não. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương thức này khi kết quả chụp CT hoặc chụp động mạch MR cho thấy có gì đó cần xem xét thêm.

Điều trị bệnh rối loạn vận động tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra rối loạn. Các phương pháp điều trị này có thể bao gồm theo dõi và chờ đợi, kích thích não sâu (DBS) hoặc dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

618 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan