Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân dị dạng mạch máu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh dị dạng mạch máu là một bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm, có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng thường xảy ra ở não và cột sống, từng được coi là căn bệnh không thể chữa được. Tuy nhiên, với khoa học y tế ngày càng phát triển, các chuyên gia y tế đã tìm ra phương pháp giúp điều trị các trường hợp bị dị dạng mạch máu an toàn và ít biến chứng hơn..

1. Dị dạng mạch máu là gì?

Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường và rối loạn trong não, thường gặp với tỷ lệ 0,1-4% dân số, các dị dạng này thường nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp máu cho nhu mô não. Đây là một căn bệnh với những bất thường bẩm sinh xuất hiện từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kỳ, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn còn được nghiên cứu. Đa phần các dị dạng mạch não tồn tại lâu trong cơ thể mà không được phát hiện và không có triệu chứng gì. Chúng chỉ được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 trong ba tình huống: chảy máu não (chiếm 50-60%), đau đầu, động kinh ( chiếm 40-45%) hoặc tình cờ (chiếm 5-10%)

Dị dạng mạch máu rất nguy hiểm, chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự chi phối của não bộ lên những hoạt động của cơ thể, nếu phát hiện và điều trị quá muộn có thể dẫn đến tử vong.

Dị dạng mạch máu gồm có: Dị dạng động-tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch hoặc phối hợp.

Trẻ em
Dị dạng mạch máu có thể dẫn đến tử vong

2. Chẩn đoán dị dạng mạch máu?

Để chẩn đoán dị dạng mạch máu não, bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ xem xét các triệu chứng hiện tại và tiến hành khám thực thể: Chụp động mạch não, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).

3. Điều trị dị dạng mạch máu hiệu quả

Để điều trị bệnh dị dạng mạch máu, trước đây người ta thường sử dụng phương pháp phẫu thuật. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt bỏ đi nhiều động mạch đã nuôi khối dị dạng với mong muốn có thể giảm được nguồn máu nuôi, giúp giảm được các triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách này không mang lại hiệu quả cao, bởi có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị dạng động - tĩnh mạch đã sinh ra thêm nhiều mạch máu mới, khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.

Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật dị dạng mạch máu không mang lại hiệu quả cao

Với sự phát triển của ngành y học nước ta, một số bệnh dị dạng mạch máu hiện nay đã có thể chữa khỏi nhanh chóng nhờ phương pháp can thiệp nội mạch. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một loại thuốc có khả năng triệt tiêu được những mạch máu đang bị dị dạng, nhưng vẫn có thể bảo tồn được những mạch máu bình thường trong cơ thể người bệnh. Phương pháp này đang rất thịnh hành, được đánh giá mang lại hiệu quả rất cao với tỷ lệ tái phát tương đối thấp.

4. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị dị dạng mạch máu?

Sau khi bệnh nhân được phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc, nguy cơ để lại di chứng rất cao, do đó việc điều trị và chăm sóc cho người bệnh đúng cách đóng vai trò rất lớn trong việc hồi phục sức khỏe của người bệnh. Người nhà bệnh nhân nên tham khảo phương pháp điều trị và chăm sóc người bệnh bị dị dạng mạch máu não theo phác đồ sau:

4.1 Phục hồi chức năng vận động

  • Xoa bóp các chi, cơ cho người bệnh thường xuyên để giảm thiểu được các nguy cơ bị rút gân, teo cơ do ít vận động.
  • Tham gia những bài tập phục hồi chức năng vận động và nhận thức, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các động tác vận động cơ bản, co duỗi chân tay 1 ngày 2 lần.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo cơ thể luôn khô thoáng trước khi bệnh nhân nằm.
  • Bệnh nhân đến bệnh viện theo đúng lịch hẹn để tham gia các bài tập vật lý trị liệu, giúp nhanh chóng hồi phục.
  • Giao tiếp với người bệnh đúng cách để cải thiện chứng năng của hệ thần kinh.
duỗi chân
Bệnh nhân luyện tập co duỗi chân tay mỗi ngày để nhanh phục hồi

4.2 Chế độ dinh dưỡng

  • Những bệnh nhân sau phẫu thuật, điều trị dị dạng mạch máu não nên nạp từ 1.800-2.200 kcal mỗi ngày.
  • Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, trong các loại trái cây, rau củ. Nên chọn những thực phẩm thanh đạm, hạn chế dầu mỡ và không nên sử dụng quá nhiều gia vị trong khẩu phần ăn của người bệnh.
  • Chế độ ăn nên tập trung vào các món ăn lỏng, mềm để bệnh nhân dễ hấp thu và bảo vệ đường tiêu hóa của người bệnh.
  • Chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày, không để bệnh nhân ăn quá no, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có thể khiến bệnh nhân bị khó thở, nghẹt thở.
  • Đối với các trường hợp bệnh nhân đang bị hôn mê sâu, hoặc sống thực vật, người bệnh sẽ được tiến hành truyền dinh dưỡng qua ống với sự giám sát và hướng dẫn từ các bác sĩ phụ trách. Để không gây nguy hiểm cho người bệnh, dịch sẽ được truyền chậm và nhẹ nhàng vào cơ thể của người bệnh.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan