Cách "mài giũa" não bộ có trí nhớ sắc nét

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa -
Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc bất lực khi bản thân phải cố lục lại trí nhớ về những việc mình đã làm. Dưới đây là một số cách giúp bạn mài giũa não bộ nhằm duy trì trí nhớ sắc nét.

1. Thiết lập bộ nhớ di động của bạn

Khi bạn bị bệnh, ví dụ bệnh đa xơ cứng (MS), hay lớn tuổi, nhiều việc,... bạn sẽ cần sự trợ giúp của một số công cụ giúp bạn ghi nhớ những việc mình cần làm và thực hiện chúng đúng giờ, chẳng hạn như điện thoại. Bạn có thể đặt báo thức để nhắc bản thân cần uống thuốc đúng giờ hay lấy quần áo ra khỏi máy sấy... Việc đặt lịch thông báo sẽ giúp bạn ghi nhớ các cuộc hẹn. Bạn nên ghi chú hoặc chụp ảnh lại nhằm ghi nhớ những gì đã trải qua.

Sử dụng điện thoại thông minh thư thế nào?
Một chiếc điện thoại, một cuốn sổ có thể giúp bạn ghi nhớ mọi thứ

2. Để lại thư thoại

Nếu bạn đang phải làm nhiều việc và cần phải ghi nhớ một điều gì đó, bạn có thể để lại cho mình tin nhắn thư thoại. Khi có thời gian, bạn có thể lắng nghe và nhớ lại điều mình cần làm. Hoặc bạn có thể sử dụng máy ghi âm. Nếu bạn đang sử dụng điện thoại thông minh, bạn có thể dùng ứng dụng ghi nhớ giọng nói để lưu lại những gì cần làm.

3. Viết nhật ký hàng ngày

Bạn nên mang theo một cuốn sổ tay và một cây bút để liệt kê tất cả những gì bạn cần làm, những nơi cần đi và những người cần gặp. Bạn cũng có thể ghi chú lại các cuộc hẹn chẳng hạn như các cuộc hẹn với bác sĩ. Khi bạn ghi chú các thông tin ở cùng một chỗ, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những thứ mình cần. Điều này giúp bạn giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng.

4. Thiết lập bảng ghi nhớ chung

Thật khó để theo dõi lịch trình của cá nhân, theo dõi hoạt động cho cả gia đình lại càng trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể lưu trữ thông tin cần thiết lên một tấm bảng trắng như cách để truyền các thông tin cần thiết tới các thành viên trong gia đình. Liệt kê tất cả các nhiệm vụ hàng tuần của bạn và các thành viên đồng thời kiểm tra sau khi chúng được hoàn thành, chẳng hạn như các sự kiện đặc biệt của gia đình. Bạn nên ghi lại số điện thoại bạn sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như số điện thoại ở trường học của con bạn, văn phòng đối tác hoặc người giữ trẻ.

5. Nói chuyện với chính mình

Khi bạn lặp lại lặp lại một việc, hoạt động não bộ sẽ ghi nhớ chúng và cải thiện khả năng ghi nhớ của bạn sau này. Bạn hãy thử nói to với chính mình khi đang thực hiện một số nhiệm vụ. Ví dụ bạn có thể lặp đi lặp lại tên của những người bạn mới quen khi bạn nói chuyện với họ, chẳng hạn như "Xin chào, Joe. Anh làm gì vậy, Joe?"

6. Ghi nhớ thông tin bằng những chi tiết cụ thể

Để cải thiện khả năng ghi nhớ của bản thân, bạn có thể kết nối thông tin cần ghi nhớ với một hình ảnh hoặc chi tiết cụ thể nào đó trong tâm trí của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt, chẳng hạn như một đồng nghiệp đeo kính, bạn hãy ghi chú tên và kính của cô ấy, hay bạn thực hiện một lộ trình mới, bạn sẽ nhìn vào bản đồ trước khi đi và hình dung ra con đường đó.

Như bạn đã xem siêu trí tuệ Việt nam, qua đây chúng ta sẽ hiểu thêm cách ghi nhớ.

7. Chơi trò chơi trí tuệ

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình "rèn luyện trí não" trực tuyến, nhưng các bác sĩ không chắc chúng có thực sự giúp bạn xây dựng trí nhớ và sự tập trung đến mức nào. Bạn có thể thử các trò chơi ô chữ và một số trò chơi đòi hỏi bạn phải suy nghĩ để rèn luyện trí óc.

8. Xóa bớt các thông tin không cần thiết

Tình trạng quá tải thông tin khiến cho tình trạng rối loạn trí nhớ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần học cách để giảm bớt những thông tin không cần thiết. Chỉ ra những điều có thể làm rối loạn sự tập trung của bạn và tìm hiểu các cách để loại bỏ chúng. Cách tốt nhất là bạn không nên làm nhiều việc cùng lúc. Nên thực hiện một việc cho đến khi bạn hoàn thành. Bạn nên dành cho bản thân một khoảng thời gian yên tĩnh. Một hoặc hai giờ yên tĩnh mỗi ngày giúp bộ não của bạn nạp lại năng lượng.

Thể dục
Tập thể dục giúp bộ não có trạng thái tốt nhất

9. Biết được tốc độ xử lý thông tin của bản thân

Khi bạn đang phải xử lý nhiều thông tin, bạn nên làm chậm lại, không nên cố làm quá nhiều, quá nhanh. Luôn luôn đặt câu hỏi và lặp lại thông tin nhằm giúp bạn ghi nhớ. Bạn nên lên lịch cho các nhiệm vụ phức tạp, đây chính là lúc bạn cần nhiều năng lượng và sự tập trung nhất.

10. Luyện tập thể dục

Những buổi tập tại phòng tập thể dục cũng sẽ giúp cho bộ não của bạn ở trạng thái tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp tâm trí của bạn hoạt động tốt hơn (có thể liên quan lượng Cathepsin B). Một nghiên cứu cho thấy 30 phút hoạt động thể thao với tần suất ba lần một tuần có thể tăng cường trí nhớ cho những người mắc bệnh. Bạn nên nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan