Cảnh giác viêm mũi, nghẹt mũi do dùng thuốc co mạch

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thuốc co mạch mũi là thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi, thường được dùng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi để chữa nghẹt mũi vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

1. Thuốc co mạch là gì?

Thuốc co mạch hay còn gọi là thuốc chống sung huyết với thành phần chính là Pseudoephedrine (Sudafed), Oxymetazoline (Afrin), Phenylephrine (Sudafed PE), Naphazoline, ... Thuốc có hai dạng là nhỏ và xịt với tác dụng chính là làm co mạch ở mũi để giảm sổ mũi, nghẹt mũi.

XEM THÊM: Làm sao để khỏi ngạt mũi mà không phụ thuộc vào thuốc co mạch?

Hắt xì và sổ mũi liên tục vào buổi sáng có phải viêm mũi dị ứng không?
Thuốc co mạch có tác dụng điều trị sổ mũi

2. Thuốc co mạch được dùng trong trường hợp nào?

Khi bị nghẹt mũi, người bệnh thường không đến khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về dùng vì cho rằng nghẹt mũi là tình trạng lưu thông trong niêm mạc mũi bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nghẹt mũi là do tình trạng co giãn quá mức các mạch máu ở mũi.

Thuốc co mạch được sử dụng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm, dị ứng thời tiết làm giãn các mạch máu trong mũi. Khi đó, dùng thuốc xịt hoặc nhỏ mũi sẽ khiến các mạch máu co lại, từ đó giúp làm giảm nghẹt mũi vì đường dẫn khí trong mũi có thêm nhiều khoảng trống hơn.

XEM THÊM: Ứng dụng của thuốc co mạch trong điều trị

3. Cảnh giác dùng thuốc co mạch gây viêm mũi, nghẹt mũi

Lạm dụng thuốc co mạch mũi như sử dụng vượt liều dùng và dùng trong thời gian dài có thể lại gây ra viêm mũi, nghẹt mũi. Cho đến nay, nguyên nhân gây nghẹt mũi, viêm mũi do thuốc vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên có một số giả thuyết được đưa ra như sau:

  • Thuốc co mạch gây phù nề niêm mạc mũi do liên tục làm co mạch máu ở mũi, không cung cấp đủ máu nuôi dưỡng niêm mạc mũi.
  • Lờn thuốc do số lượng thụ thể đáp ứng thuốc bị suy giảm và dẫn đến nghẹt mũi.
  • Sau khi thuốc co mạch hết tác dụng sẽ gây ra hiện tượng giãn mạch bù trừ.
  • Khả năng co mạch có thể bị mất và giãn mạch có thể xảy ra khi dùng thuốc liên tục trong thời gian dài.

Viêm mũi, nghẹt mũi do dùng thuốc co mạch nếu không điều trị có thể dẫn đến phì đại cuốn mũi, viêm mũi teo, viêm xoang mãn tính, ngưng thở khi ngủ, ... gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi
Lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi có thể gây viêm mũi, nghẹt mũi

4. Thuốc co mạch gây viêm mũi, nghẹt mũi có biểu hiện như thế nào?

Đầu tiên, khi người bệnh cảm thấy viêm mũi, nghẹt mũi sau một thời gian dùng thuốc co mạch nhỏ mũi mà không thuyên giảm triệu chứng, đến thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu cung cấp thông tin những loại thuốc đã sử dụng. Khi thăm khám mũi, bác sĩ sẽ xem các dấu hiệu để kiểm tra có phải nghẹt mũi, viêm mũi do dùng thuốc gây ra không.

Triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi do dùng thuốc co mạch thường được biết đến như:

  • Niêm mạc mũi đỏ và dày hơn so với bình thường.
  • Sung huyết mũi nhưng không hắt hơi hoặc sổ mũi hay hắt hơi.
  • Ngáy nhiều khi ngủ, nguy hiểm nhất là có thể gây ngưng thở khi ngủ nếu bị viêm mũi do dùng thuốc.
  • Các triệu chứng khác như đau đầu, bồn chồn, lo lắng, ...

Khác với nghẹt mũi, viêm mũi do thời tiết, việc dùng thuốc co mạch gây ra hai triệu chứng này thường không thay đổi theo yếu tố thời gian hoặc thời tiết, môi trường bên.

5. Điều trị thuốc co mạch nhỏ mũi gây viêm mũi, nghẹt mũi

Lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi không chỉ gây viêm mũi, nghẹt mũi mà còn có thể gây nghiện. Khi đó, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn giảm liều sử dụng đến khi có thể ngưng dùng thuốc hẳn. Việc ngưng dùng thuốc ngay lập tức có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng thay thế một số loại thuốc gây nghẹt mũi, viêm mũi khác để điều trị nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid với liều dùng giảm dần trong thời gian ngắn (có thể kèm theo hoặc không kèm theo thuốc đường uống có tác dụng toàn thân) có thể được chỉ định điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, nghẹt mũi trong tuần đầu tiên sử dụng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thay thế bằng thuốc co mạch đường uống, tuy nhiên cần lưu ý thuốc có thể gây tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc co mạch nhỏ mũi cần lưu ý cảnh giác thuốc có thể gây viêm mũi, nghẹt mũi nếu lạm dụng. Khi đó, các triệu chứng không những không thuyên giảm mà còn có thể nặng thêm và tiến triển thành mãn tính hoặc biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và được kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng như: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai và nhiều các căn bệnh khác. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý tai mũi họng, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể đến trực tiếp hoặc liên hệ đến tổng đài để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan