Cấp cứu người bị điện giật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Cấp cứu người bị điện giật cần phải được thực hiện nhanh chóng, đúng phương pháp, trong nhiều trường hợp nếu như không biết cách sơ cứu sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để cứu người bệnh và thậm chí nếu cứu được cũng có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng.

1. Cần làm gì để cấp cứu người bị điện giật?

Việc cần làm đầu tiên khi cấp cứu người bị điện giật chính là:

  • Ngắt cầu dao điện, rút chui điện.
  • Dùng vật cách điện như cây khô, nhựa mũ... tách dòng điện ra khỏi nạn nhân

Nếu nạn nhân bị điện giật trên cao thì chuẩn bị đồ để đón nạn nhân rơi xuống. Trong trường hợp mất an toàn điện, phải khẩn cấp báo điện lực xử lý .

điện giật
Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện

2. Cấp cứu người bị điện giật

Sau khi đã tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân, tùy vào tình huống nạn nhân mà chúng ta có cách xử lý:

2.1 Nạn nhân tắc thở

Đặt nạn nhân nằm ngửa ,chỗ khô ráo thoáng khí, sau đó nới rộng quần áo, dây thắt lưng, tiến hành lấy đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra và hồi sức tim phổi cho nạn nhân như sau:

  • Đặt lòng bàn tay vào 1/3 dưới xương ức, tay thẳng góc với xương ức, nhồi tim tần số 60 đến 100 lần/phút, không được ngừng ép tim quá 10 giây
  • Nhấn độ sâu khoảng 4 đến 6 cm
  • Sau 10 lần ép tim thổi sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần
  • Cấp cứu như thế liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu chuyên sâu như sốc điện, thuốc, máy kích tạo nhịp tim...

2.2 Trường hợp nạn nhân tỉnh, da niêm hồng, mạch rõ

  • Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.
  • Giữ ấm cho nạn nhân
Phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực,
Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân tắc thở

2.3 Trường hợp nạn nhân mất tri giác

  • Da niêm hồng, mạch rõ, tự thở tốt

Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.

  • Nạn nhân thở yếu, thở hước, da niêm nhợt, mạch không bắt được

Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc. Giữ ấm cho nạn nhân.

Trong quá trình cấp cứu người bị điện giật, không nên:

  • Hốt hoảng, mất bình tĩnh
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân nếu chưa đảm bảo được cách điện an toàn
  • Không nên cạo gió, thoa dầu mỡ vào nạn nhân
  • Không được đổ nước, đắp bùn vào người nạn nhân
cạo gió
Không nên cạo gió cho bệnh nhân

Việc xử lý cấp cứu người bị điện giật ban đầu nhanh, đúng, hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân và làm giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

152.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan