Chăm sóc người bị sốt xuất huyết từ khi bắt đầu đến lúc khỏi

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể biến chứng gây tử vong ở người. Việc nắm được cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết đúng cách giúp giảm thiểu các nguy cơ với sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn các cách chăm sóc người sốt xuất huyết ngay sau đây.

1. Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh như thế nào?

Trước khi tìm hiểu chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết bạn cần nắm được đây là bệnh gì, biểu hiện thế nào?... Theo đó, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây truyền qua đường máu bởi virus Dengue.

Muỗi vằn truyền virus từ người này sang người khác khiến sốt xuất huyết lây lan trở thành dịch bệnh theo mùa.

1.1 Các cấp độ của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường chia thành các cấp độ khác nhau. Để chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cần nắm được các cấp độ này để có các định hướng xử trí, hỗ trợ phù hợp.

Sốt xuất huyết Dengue

Đây là giai đoạn đầu, từ khi cơ thể có mầm bệnh. Sau khoảng từ 2 – 7 ngày bạn sẽ có các biểu hiện như:

  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Đau khớp;
  • Đau cơ;
  • Phát ban;
  • ...

Ở cấp độ này, người bệnh thường có các biểu hiện kể trên. Khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cũng cần nắm được các biểu hiện này để chủ động hơn.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Lúc này, bạn có thể xuất hiện tất cả các triệu chứng như sốt xuất huyết Dengue, kèm theo đó là các biểu hiện như:

  • Tổn thương ở mạch máu;
  • Tổn thương ở mạch bạch huyết;

Các biểu hiện dễ nhận thấy như:

  • Đau bụng;
  • Xuất huyết ở nhiều vị trí khác nhau;
  • Tiểu cầu giảm;
  • Gan to;
  • ...

Lúc này, khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết, người thân cần chú ý liên hệ với bác sĩ để nhận được các biện pháp can thiệp từ y tế bởi bác sĩ.

Sốt xuất huyết Dengue nặng

Đây là cấp độ nặng nhất, bao gồm tất cả các triệu chứng của 2 mức độ trên. Lúc này, huyết tương đã thoát khỏi mạch máu gây ra các tình trạng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể. Nếu như bệnh nhân không được xử trí thích hợp, có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc và thậm chí là tử vong.

1.2 Nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh, những biểu hiện sốt xuất huyết sẽ khác nhau. Cách nhận biết sốt xuất huyết dễ nhất đó là dựa vào các biểu hiện:

  • Sốt cao đột ngột;
  • Chảy máu bất thường: chân răng, nôn ra máu, đại tiện ra máu...;
  • Nốt đỏ trên người;
  • Đau: bụng, cơ, đầu...;

Khi cắt sốt, người bệnh có thể kèm theo các biểu hiện như:

  • Tay/ chân lạnh;
  • Người bứt rứt;
  • Bí tiểu;
  • Tiểu ít;
  • ...

Lúc này, người bị sốt xuất huyết cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

1.3 Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chăm sóc, chữa trị. Theo đó, huyết tương thoát khỏi mạch máu gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt khó kiểm soát cả trong và ngoài cơ thể. Người bệnh có thể bị:

Ngoài ra, những biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng:

  • Suy tạng;
  • Suy gan cấp;
  • Suy thận cấp;
  • Viêm cơ tim;
  • Suy tim;
  • Rối loạn tri giác;
  • Tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cần được đánh giá và xử trí đúng cách.

2. Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, dù nặng hay nhẹ, bạn cũng cần được chăm sóc đúng cách, kết hợp với điều trị tích cực để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng. Dưới đây là cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết tùy theo tình trạng bệnh. Cụ thể

2.1 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết nhẹ

Với các trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Cách chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà gồm:

Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi bị sốt xuất huyết, dù nhẹ bạn cũng cảm thấy mệt mỏi. Do đó, cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết hiệu quả nhất là bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh phục hồi.

Bù nước

Tương tự các dạng sốt khác, việc cần làm để chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà đó là bù nước. Bạn cần bổ sung đủ nước bằng cách uống nước, sữa, nước trái cây... Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung bằng các loại dung dịch Oresol để bù nước cho cơ thể.

Hạ sốt

Để tránh tình trạng sốt cao gây co giật, chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà cần chú ý hạ sốt đúng cách. Người bệnh có thể uống thuốc hạ sốt để hạ sốt theo hướng dẫn. Một số loại thuốc hạ sốt có chứa Parecetamol, liều dùng theo kg trọng lượng cơ thể từ 4 - 6h/ lần. Chú ý, không dùng các thuốc kháng viêm, hay thuốc hạ sốt có chứa các thành phần như:

  • Ibuprofen;
  • Axit acetylsalicylic;
  • Mefenamic axit;
  • ...

Nếu đã uống các thuốc có chứa thành phần trên hãy gặp phải bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, để hạ sốt nhanh chóng, bạn cũng có thể thực hiện chườm ấm

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết. Đây cũng được xem là một cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết hiệu quả dù nặng hay nhẹ. Thực đơn nên đa dạng tùy theo khả năng đáp ứng của người bệnh. Theo đó, cần chú ý:

  • Tăng protein (cá, trứng, sữa...);
  • Lipid từ thực vật;
  • ...

Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, súp... khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết. Trong quá trình chăm sóc người sốt xuất huyết nhẹ nhưng có dấu hiệu trở nặng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.

2.2 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết nặng

Người thân khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà cần theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của người bệnh để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết, từ đó sẽ có hướng để kịp thời xử trí.

Với trẻ nhỏ có các dấu hiệu:

  • Chảy máu cam;
  • Đại tiện ra máu;
  • Nôn liên tục;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Li bì;
  • Tím tái;
  • Khó thở;
  • ...

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Khi sốt xuất huyết nặng, cần chăm sóc theo các hướng dẫn của bác sĩ.

2.3 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnh

Sau khi người bệnh có dấu hiệu phục hồi sau sốt xuất huyết thì người chăm sóc cũng cần chú ý:

  • Theo dõi sức khoẻ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết bằng việc theo dõi các biểu hiện sau khi phục hồi. Từ đó kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để cấp cứu kịp thời.
  • Tắm rửa bằng nước ấm: Khi bị sốt xuất huyết hay sau khi đã phục hồi bạn vẫn có thể tắm gội nhưng chú ý nên dùng nước ấm. Bởi tắm nước lạnh dễ gây co mạch, mạch nội tạng giãn gây nguy hiểm. Khi tắm cũng không nên kỳ cọ quá kỹ để tránh gây chảy máu dưới da/ trong cơ.
  • Tái khám đầy đủ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết đừng quên tái khám. Ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh, ngưng sốt vẫn nên tái khám để kiểm soát tình trạng tốt.
  • Dinh dưỡng tốt: Trong giai đoạn bị bệnh hay phục hồi sau sốt xuất huyết thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cần chú ý bổ sung các vitamin, khoáng chất... đa dạng bữa ăn. Chú ý hạn chế các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... với người bị sốt xuất huyết.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sự cân bằng. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi sốt xuất huyết, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Bạn có thể uống thêm nước trái cây (cam, dừa...), sữa,...
  • Thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp cho người sau khi bị sốt xuất huyết. Do đó, việc tập thể dục giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sau khi bình phục bạn cũng đừng quên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, căng thẳng quá độ.

Chăm sóc người bị sốt xuất huyết dù ở mức độ nào cũng cần chú ý theo dõi sát sao các biểu hiện. Chú ý cân bằng dinh dưỡng, tìm kiếm các biện pháp y tế kịp thời để tránh các tình trạng nguy hiểm. Nếu còn các băn khoăn khác về sốt xuất huyết hay chăm sóc người bị sốt xuất huyết hãy tham khảo thông tin từ các chuyên gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

721 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan