Chăm sóc răng miệng và trí não của bạn

Hầu hết mọi người chưa có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khi có vấn đề răng miệng kém. Theo đó, mọi người thường chỉ biết khi không vệ sinh răng miệng đúng cách, nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu sẽ tăng lên mà không hiểu rằng nếu không được điều trị, những biến chứng về sức khỏe răng miệng có thể tiến triển thành các tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe trí não.

1. Mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe trí não

Răng và não của mỗi người được kết nối với nhau nhiều hơn bản thân chúng ta từng nghĩ. Thật vậy, các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém có thể gây ra sức khỏe trí não cũng kém đi.

Trên thực tế, có nhiều dây thần kinh trong khoang miệng gắn với não bộ. Ví dụ, dây thần kinh sinh ba là một dây thần kinh sọ não kết nối với răng, nướu, hàm và các cơ quan lân cận. Kết quả là, nhiễm trùng răng miệng nếu không được điều trị hiệu quả có thể nhanh chóng trở thành nhiễm trùng não. Điều này xảy ra khi nhiễm trùng răng lây lan theo đường máu, mang vi khuẩn đến thẳng não và thậm chí là nhiễm trùng huyết, nguy kịch đến tính mạng.

Đồng thời, trong một số ít trường hợp, đôi khi vi khuẩn cũng có thể tấn công các tế bào thần kinh trong não, khiến người bệnh có nguy cơ mất trí nhớ và các biến chứng trên sức khỏe trí não gây thay đổi cuộc sống khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, áp xe não có thể hình thành. Đây là một tình trạng hiếm gặp trong đó mủ xâm nhập vào não và đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật.

Theo đó, các triệu chứng của nhiễm trùng não có nguồn gốc từ răng miệng:

  • Sốt
  • Hôn mê
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Khó nhớ
  • Dễ nhầm lẫn
  • Giảm khả năng vận động
  • Thay đổi tầm nhìn

Mặt khác, nếu nghĩ rằng bản thân có thể đang bị nhiễm trùng não do sức khỏe răng miệng kém, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức để tìm kiếm và khắc phục ổ nhiễm trùng.

Sức khỏe trí não bị ảnh hưởng từ răng với triệu chứng đau đầu và sốt cao
Sức khỏe trí não bị ảnh hưởng từ răng với triệu chứng đau đầu và sốt cao

2. Sa sút trí tuệ do sức khỏe răng miệng kém

Bên cạnh các bệnh cảnh nhiễm trùng não do viêm nhiễm nha khoa lan rộng, sa sút trí tuệ là một tình trạng rất phổ biến gây mất trí nhớ và đây cũng là một trong những ảnh hưởng sức khỏe trí não thường gặp phải nhất do vệ sinh răng miệng kém.

Theo đó, mặc dù chứng sa sút trí tuệ thường xảy ra ở tuổi già, nhưng nó có thể xảy ra sớm hơn nhiều, ngay cả ở người còn trẻ nếu có các biến chứng liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và suy giảm nhận thức cũng như mối liên hệ trực tiếp giữa bệnh nha chu và chứng sa sút trí tuệ. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng bệnh nướu răng có thể là chất xúc tác cho bệnh Alzheimer’s.

Như vậy, nếu một người có giai đoạn đầu của bệnh nướu răng, còn được gọi là viêm nướu, nha sĩ cần can thiệp sớm để có thể kiểm soát bệnh trước khi nhiễm trùng răng có thể dẫn đến mất trí nhớ khi nhiễm trùng lan đến não. Cơ chế xảy ra hậu quả này là khi sâu răng, ổ nhiễm nếu đã chạm đến chân răng, nhiễm trùng sẽ đe dọa các dây thần kinh và mạch máu, kết nối trực tiếp với não. Tổn thương não cấp tính là nhiễm trùng não với phản ứng sưng viêm nhưng hệ quả lâu dài trên sức khỏe trí não có thể là sa sút trí tuệ.

Vậy nên, tích cực ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và nhớ đến nha sĩ thường xuyên cũng là một trong những biện pháp quan trọng giúp duy trì sức khỏe trí não thông suốt về sau.

3. Sức khỏe răng miệng và bệnh Alzheimer's

Khi các nhà khoa học càng thực hiện nhiều nghiên cứu, mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tật, nhất là các vấn đề liên quan đến sức khỏe trí não càng trở nên rõ ràng. Một trong những mối liên hệ mới nhất đã được phát hiện ra là sự liên quan giữa bệnh Alzheimer và tình trạng sức khỏe răng miệng.

Cụ thể là các nhà nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn liên quan đến bệnh nướu răng có thể được truyền vào máu thông qua các thói quen hàng ngày như đánh răng. Khi não tiếp xúc nhiều lần với những vi trùng này, các phản ứng sẽ được kích hoạt có thể giết chết các tế bào não, một yếu tố thuận lợi gây tiến triển của bệnh Alzheimer's.

Chính vì vậy, điểm mấu chốt ở đây là cần làm mọi thứ có thể để ngăn ngừa bệnh nướu răng, thường bắt đầu với một thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày và kiểm tra sức khỏe nha khoa định kỳ để được nha sĩ phát hiện sớm bất thường và kịp thời kiểm soát.

Người bệnh bị tụt lợi nên thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn
Người bệnh nên kiểm tra răng khỏe mạnh hay không thường xuyên với nha sĩ

Mặc dù ở người lớn tuổi, đã có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh Alzheimer's, việc thực hành chăm sóc răng miệng hằng ngày có thể khó khăn, nếu người chăm sóc hướng dẫn kiên nhẫn các bước chăm sóc răng miệng, cùng các bước chăm sóc cá nhân khác, cũng là một biện pháp làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, việc chỉ bảo người lớn tuổi đánh răng khi mắc bệnh Alzheimer cần tránh hàm chứa quá nhiều thông tin. Tốt hơn nên chia nhỏ mọi thứ thành từng bước đơn giản và thực hiện cho người bệnh bắt chước theo, bắt đầu bằng cách yêu cầu họ cầm bàn chải đánh răng, sau đó là bôi kem đánh răng và cuối cùng là đánh răng.

Tóm lại, một hàm răng khỏe là một điều kiện cần cho việc bảo vệ sức khỏe trí não về lâu dài. Với các thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng, bao gồm dùng chỉ nha khoa hàng ngày và đánh răng hai lần một ngày, duy trì lịch khám răng định kỳ, đeo thiết bị bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao nguy cơ, mọi người không chỉ tự tin có một nụ cười rạng ngời mà còn có hệ thần kinh tốt, bền bỉ và sáng suốt theo thời gian.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

888 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan