Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nên chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Nếu không chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm sớm thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động đi lại của người bệnh.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống có 23 đĩa đệm và nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt (gồm vòng sợi, nhân nhầy, mâm sụn). Đĩa đệm có khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy nên có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi những chấn động này diễn ra quá nhiều lần, cột sống bị tổn thương, đĩa đệm bị chèn ép quá mức khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài. Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do:

  • Chấn thương: Yếu tố chấn thương cấp và những yếu tố vi chấn thương là nguyên nhân khởi phát ban đầu.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì sức đề kháng của vòng sợi kém hơn, khả năng tổng hợp Mucopolysaccharide và Collagen giảm, tế bào mâm sụn mất đi khả năng tự tái tạo. Nếu cột sống chịu trọng tải lớn, chấn thương, vi chấn thương thì sẽ gây nên thoát vị đĩa đệm.
  • Nghề nghiệp: Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người làm việc trong tư thế gò bó, quá gù hoặc vận động quá giới hạn.
  • Thói quen không lành mạnh: Ngồi gập cổ, ngủ gối quá cao, nâng vật nặng... khiến đĩa đệm bị tổn thương. Ngoài ra, chế độ ăn uống, mang thai, béo phì... cũng là yếu tố gây thoát vị đĩa đệm.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Yếu cơ, tê, ngứa ran ở một hoặc cả 2 bên chân
  • Cơn đau âm ỉ có lúc lại dữ dội, ngồi hay đứng quá lâu cũng khiến cơn đau trở nên dữ dội.
  • Đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống chân, mông; cảm giác tê, nhức xương khớp
  • Chân tay cảm giác yếu hơn bình thường
  • Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
  • Khả năng vận động đi lại trở nên khó khăn...
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi những chấn động này diễn ra quá nhiều lần, cột sống bị tổn thương, đĩa đệm bị chèn ép quá mức

2. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên thì các chẩn đoán sau đây thường được sử dụng để khẳng định bệnh:

  • Chụp X quang thường quy: Đối với X quang cột sống chụp trên 2 tư thế thẳng và nghiêng. Vì đĩa đệm là tổ chức không cản quang nên không thấy được hình ảnh trực tiếp mà đánh giá gián tiếp thông qua sự thay đổi của khe gian đốt sống, đường cong cột sống và các đốt sống kế cận.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Dùng thuốc cản quang bơm vào khoang dưới nhện của tủy sống. Đây là phương pháp cho hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh hẹp ống sống, lỗ tiếp hợp song nên không phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này có lợi thế trong tạo ảnh cấu trúc xương của cột sống, được chỉ định trong chẩn đoán lao cột sống, u cột sống... Tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính ít được sử dụng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vì không hiện hình trực tiếp được đĩa đệm.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ được coi là xét nghiệm có giá trị “vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, cho phép loại trừ các tổn thương bên trong tủy sống. Cộng hưởng từ cho hình ảnh ống tủy, hình ảnh đĩa đệm với độ phân giải cao, quan sát được theo nhiều hướng khác nhau, là một phương pháp an toàn, không độc hại cho người bệnh.

Do vậy, chụp cộng hưởng từ luôn là lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

cộng hưởng từ rò hậu môn
Chụp cộng hưởng từ luôn là lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc rèn luyện cơ thể cho khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt hợp lý, để điều trị bệnh hiệu quả nhất, bệnh nhân cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và xử lý cách dấu hiệu bệnh một cách kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị thoát vị đĩa đệm khi chưa có ý kiến tư vấn của bác sĩ. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ khám, chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm uy tín, được giới chuyên môn đánh giá cao và nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay. Để mang tới chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, Vinmec chú trọng đầu tư các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất, cho những hình ảnh rõ ràng như: máy chụp CHT (MRI) G.E 3.0, CT SCAN Toshiba 640 slices, MRA và CTA... Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên môn Cơ Xương khớp tại Vinmec đều là những người được đào tạo bài bản trong nước và nhiều trung tâm có nền y học hàng đầu thế giới như: Đức, Pháp, Trung Quốc... giúp đảm bảo chất lượng thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất cho bệnh nhân.

thuốc ba vòng
Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan