Chẩn đoán và điều trị tăng phospho máu

Phospho hấp thụ vào máu thông qua thực phẩm hàng ngày và đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua thận. Khi bệnh nhân có những dấu hiệu suy giảm chức năng thận sẽ làm giảm khả năng đào thải phospho. Kết hợp với việc rối loạn các chuyển hoá xương và khoáng chất dẫn đến tình trạng tăng phospho máu.

1. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng tăng phospho máu

  • Thận cấp tính, mạn tính
  • Bệnh lý về suy cường giáp trạng
  • Cường nội tiết tố sinh trưởng
  • Các trường hợp thiếu tiểu tế bào
  • Sử dụng quá nhiều photpho, thuốc tẩy, vitamin D

2. Những dấu hiệu của bệnh nhân tăng phospho máu

2.1 Dấu hiệu lâm sàng của bệnh

  • Bệnh nhân sẽ không có triệu chứng quá rõ ràng khi bị tăng phospho máu ở giai đoạn vừa phải.
  • Tăng phospho máu ở giai đoạn nặng sẽ có những triệu chứng phổ biến như: Kiến bò khắp người, ngứa ngáy phát ban, đau nhức xương khớp.
  • Một số triệu chứng không đặc hiệu có thể xuất hiện ở bệnh nhân tăng phospho máu: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, khó ngủ,...

2.2 Xét nghiệm kiểm tra

Cách chính xác nhất để kiểm tra mình có bị tăng phospho máu hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm nồng độ phospho trong huyết thanh trên 1,46 mmol/L thì bạn bị tăng phospho máu.

Cần xét nghiệm điện giải đồ khi bé mất nước
Cách chính xác nhất để kiểm tra mình có bị tăng phospho máu hay không là thực hiện xét nghiệm máu

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng phospho máu

3.1 Cường cận giáp

Tăng phospho máu khiến bệnh nhân có thể bị phì đại tuyến cận giáp

3.2 Biến chứng lên xương

  • Xơ xương, loãng xương, xốp xương, đau xương, giòn xương, dễ gãy xương.
  • Vôi hóa phần sụn.

3.3 Biến chứng trên mạch máu

  • Vôi hóa mạch máu, xơ hóa mạch máu.
  • Dày thành mạch máu, giòn thành mạch máu
  • Rối loạn các chức năng mạch máu
  • Các bệnh về mạch vành.

3.4 Biến chứng trên tim

  • Xơ hoá cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim.
  • Dày thất trái.
  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, khả năng tử vong do tim mạch cao.

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn cản được những biến chứng nguy hiểm trên của bệnh. Sử dụng những loại thuốc gắp phospho làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong so với những bệnh nhân không được điều trị.

4. Điều trị tăng phospho máu

Thịt lợn chưa nấu chín
Đun sôi thực phẩm cũng là cách làm giảm đi phần nào lượng photpho có trong thức ăn

4.1 Một số lưu ý trong điều trị tăng phospho máu

Đối với bệnh nhân đang lọc máu thì lượng phospho vẫn được đào thải một phần trong quá trình thực hiện, tuy nhiên vẫn không đủ để làm giảm nguy cơ gây biến chứng của bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là yếu tố cần lưu ý, tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp tương đối, hạn chế được một phần photpho hấp thụ vào máu.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm cho bệnh nhân tăng phospho máu:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và những chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn có chứa hàm lượng phospho thấp.
  • Thường xuyên ăn rau củ quả vì chứa ít hàm lượng phospho hơn những loại thực phẩm khác.
  • Đun sôi thực phẩm cũng là cách làm giảm đi phần nào lượng photpho có trong thức ăn.

4.2 Sử dụng thuốc gắp phospho để điều trị tăng phospho máu

Phương pháp điều trị tăng phospho máu hiệu quả nhất hiện nay vẫn là sử dụng thuốc gắp phospho. Nếu điều trị đầy đủ theo kế hoạch và liều lượng của bác sĩ đề ra có thể làm giảm các biến chứng do tăng phospho máu.

Tăng phospho máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với những người đã có tiền sử bệnh nền như trên thì nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác xem mình có bị tăng phospho máu hay không.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan