Chỉ định của gây mê có đặt nội khí quản

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật phức tạp được sử dụng phổ biến trong các ca phẫu thuật kéo dài với nhiều ưu điểm như kiểm soát hô hấp, tuần hoàn, được tiến hành nhanh chóng phù hợp với các phẫu thuật cấp cứu.

1. Gây mê có đặt nội khí quản là gì?

Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản để duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp, hút khí quản dễ dàng và kiểm soát hô hấp trong suốt quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ mất cảm giác và ý thức tạm thời nhưng bệnh nhân vẫn có thể tự thở hoặc thở máy qua nội khí quản.

Gây mê có đặt nội khí quản là phương pháp gây mê có sử dụng ống nội khí quản dẫn khí từ máy thở vào phổi. Mục đích của phương pháp gây mê này nhằm:

  • Duy trì thông khí đường hô hấp.
  • Hút khí phế quản dễ dàng.
  • Dễ dàng thực hiện hô hấp hỗ trợ hay chỉ huy.
  • Đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gây mê toàn thân ở mọi tư thế, ở cả các giai đoạn nguy kịch và hồi sức sau phẫu thuật.
Quy trình gây mê nội khí quản
Bệnh nhân gây mê có đặt nội khí quản vẫn có thể tự thở hoặc thở máy qua nội khí quản.

2. Chỉ định của gây mê có đặt nội khí quản

  • Phẫu thuật lớn, kéo dài, cần hồi sức tích cực sau mổ, phẫu thuật tạng sâu, phẫu thuật lớn, có nhu cầu mềm cơ.
  • Phẫu thuật vùng bụng như phẫu thuật dạ dày, ruột, đại tràng, các khối u trong ổ bụng, tử cung, bàng quang...
  • Phẫu thuật vùng đầu, sọ não trong chấn thương sọ não, u não, dị dạng mạch não
  • Phẫu thuật vùng ngực như: Chấn thương ngực, u phổi,...
  • Phẫu thuật tai mũi họng, răng hàm mặt và một số phẫu thuật về mắt
  • Phẫu thuật mà người bệnh có sốc, đa chấn thương.
  • Kiểm soát đường hô hấp bằng các phương pháp khác gặp khó khăn
  • Các phẫu thuật có tư thế không bình thường (phẫu thuật đầu cổ, hàm mặt, tư thế nghiêng, nằm sấp).
Tắc ruột
Bệnh nhân tắc ruột có thể được chỉ định gây mê có đặt nội khí quản

3. Chống chỉ định khi gây mê nội khí quản

Chống chỉ định tương đối

  • Không đủ phương tiện hồi sức.
  • Kỹ thuật viên gây mê hay bác sĩ gây mê không thành thạo kỹ thuật.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Bệnh nhân bị viêm thanh quản cấp tính hay ung thư thanh quản.
  • Lao thanh quản nặng.
ung thư thanh quản.
Bệnh nhân ung thư thanh quản chống chỉ định thực hiện

4. Biến chứng có thể xảy ra khi gây mê nội khí quản

  • Suy hô hấp do tồn dư thuốc mê, giảm đau họ morphin hay thuốc giãn cơ gây suy thở thiếu oxy.
  • Co thắt thanh khí phế quản dẫn đến suy hô hấp thiếu oxy.
  • Tắc ống nội khí quản do đờm hoặc gập ống.
  • Tụt ống nội khí quản hay đặt ống sâu vào một bên phổi.
  • Viêm phổi hít do dịch dạ dày tràn vào phổi. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi gây mê, dễ dẫn đến tổn thương phổi nặng nề
  • Tổn thương trong quá trình đặt nội khí quản như tổn thương môi, răng, miệng, hầu họng...
  • Tăng huyết áp do trong lúc khởi mê hoặc phẫu thuật do chưa đạt độ mê theo yêu cầu, ứ đọng CO2.
  • Hạ huyết áp: Do dùng thuốc mê quá liều, kích thích mạnh trong phẫu thuật, mất máu trước hay trong phẫu thuật, bất thường về tim mạch.
  • Rối loạn nhịp tim như nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu, block xoang nhĩ...
  • Ưu thán do nhiều nguyên nhân.

Bác sĩ Ngát có kinh nghiệm trên 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức tại các Bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Bộ công an, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan