Chụp X quang tuyến lệ có ý nghĩa gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tắc tuyến lệ là bệnh lý thường gặp ở người, xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Phương pháp chụp X-quang tuyến lệ là phương pháp có giá trị cao trong việc chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này.

1. Cấu tạo tuyến lệ ở người

Tuyến lệ hình thành từ trong hệ xương của đôi mắt, bắt đầu từ rãnh mũi và mắt nằm giữa mầm mũi ngoài, mầm hàm trên. Tuyến lệ có trong khoang mắt của mỗi người, ở phần bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Kích thước tuyến lệ chỉ to bằng hạt đậu và có hình tròn dẹt. Tuyến lệ bao gồm tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ.

  • Tuyến lệ chính nằm giữa khu vực hộ lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu. Tuyến lệ chính bao gồm 2 phần là tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi;
  • Tuyến lệ phụ bao gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới vùng kết mạc của người;
  • Trong nhiều trường hợp khi mắt của người bị kích thích sẽ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt này sẽ rửa sạch phần trước mắt, chảy xuống theo ống lệ đi xuống vùng xoang mũi. Tác dụng của nước mắt này làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ cho mắt.
tuyến lệ
Tuyến lệ chỉ to bằng hạt đậu và có hình tròn dẹt

2. Bệnh lý tắc tuyến lệ

Bệnh lý tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo. Đây là bệnh thường gặp khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần, gây ra hiện tượng chảy nước mắt sống. Bệnh còn kích thích làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Ở trạng thái bình thường nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ ở phía trên mỗi bên mắt. Sau đó nước mắt thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới và tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi. Cuối cùng được dẫn xuống vùng mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây nước mắt sẽ được bốc hơi hoặc được tái hấp thu thành quá trình tương tự.

Qua kết quả điều tra khảo sát hàng năm thì khoảng 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh và hầu hết đều tự khỏi sau 1 tuổi.

Đối với người lớn tình trạng tắc tuyến lệ xảy ra khi bệnh nhân bị các nhiễm trùng tại mắt, tình trạng sưng nề hoặc các chấn thương và khối u gây nên.

3. Phương pháp chụp X quang tuyến lệ có tác dụng gì?

Chụp X quang tuyến lệ là kỹ thuật đưa thuốc đối quang có chứa i-ốt tan trong nước vào ống tuyến lệ nhằm khảo sát sự lưu thông của ống tuyến, tìm những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ống tuyến. Đối với bệnh lý tắc tuyến lệ thì phương pháp chụp X quang có giá trị cao phục vụ chẩn đoán và chữa trị.

Phương pháp chụp X quang tuyến lệ được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị chảy nước mắt thường xuyên và nghi ngờ hiện tượng tắc ống tuyến;
  • Nghi ngờ có sỏi trong tuyến lệ hoặc thông lệ mũi thất bại.

Chống chỉ định đối với những trường hợp sau:

chụp X-quang tuyến lệ
Chụp X quang tuyến lệ chống chỉ định với người bị mắc viêm xoang cấp

4. Chuẩn bị trước khi thực hiện chụp X quang tuyến lệ

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện chụp X quang tuyến lệ với sự trợ giúp của nhân viên điện quang. Trước khi thực hiện bác sĩ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân người bệnh như họ tên, tuổi tác, địa chỉ,...
  • Kiểm tra hồ sơ khám bệnh, xác định xem bệnh nhân có tiền sử với bệnh dị ứng hay không. Có bị dị ứng với thuốc đối quang hay thuốc có chứa i-ốt hay không;
  • Giải thích quy trình chụp chiếu cho người bệnh và hiện tượng tai biến có thể xảy ra.

Bệnh nhân thực hiện chụp X quang tuyến lệ không cần phải làm hoặc chuẩn bị thủ tục gì.

5. Các bước tiến hành chụp X quang tuyến lệ

  • Bác sĩ điều chỉnh tư thế bệnh nhân nằm ngửa rồi nhỏ vào mắt 2 giọt thuốc gây tê.
  • Quy trình sát khuẩn phải diễn ra cẩn thận để tránh nhiễm trùng về sau gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
  • Nong ống tuyến lệ dưới bằng ống thông Bowman, hoặc có thể sử dụng kim đầu tù cho tuyến lệ. Đưa ống thông theo hướng thẳng đứng, sau khi vào khoảng 2mm rồi xoay ngang 90 độ để đẩy ống thông vào. Khi nào cảm thấy đụng đến xương thì dừng lại.
  • Lật sấp người bệnh nhân để thực hiện chụp phim.
  • Tiến hành bơm thuốc đối quang rồi thực hiện chụp với các tư thế Waters, Caldwell, nghiêng.
  • Trong quá trình chụp X quang tuyến lệ bác sĩ đồng thời phải theo dõi thuốc đối quang lưu thông trong ống tuyến. Sau 15 đến 20 phút thấy thuốc đối quang xuất hiện trong sàn hốc mũi và niêm mạc họng.

6. Đánh giá kết quả sau khi chụp tuyến lệ

  • Sau khi thực hiện chụp ta có thể quan sát được lòng ống tuyến hẹp hay tắc, có giãn trên chỗ hẹp hay không;
  • Xác định được vị trí tắc ở túi lệ, ống lệ mũi, hay chỗ nối giữa túi và ống lệ mũi.

7. Một số vấn đề thường gặp khác trong quá trình chụp X quang tuyến lệ

  • Nhiễm khuẩn: Trong quá trình thực hiện chụp X quang tuyến lệ cần tuân thủ các điều kiện vô khuẩn. Tuy nhiên nếu bị nhiễm khuẩn thì phải cho sử dụng kháng sinh và có biện pháp điều trị kịp thời;
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng ống tuyến thì cần dùng kim đầu tù để thực hiện chụp tuyến lệ;
  • Xử lý trình trạng tai biến với chất đối quang theo hướng dẫn được ban hành bởi Bộ Y tế.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan