Điều trị bệnh Celiac - P2

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trịnh Ngọc Duy - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Celiac là bệnh lý mạn tính có cơ chế tự miễn do phản ứng với gluten trong thức ăn. Bệnh có yếu tố di truyền và trên thực tế lâm sàng, biểu hiện khá đa dạng từ không có triệu chứng đến triệu chứng mờ nhạt hoặc những trường hợp nặng có thể có triệu chứng kém hấp thụ điển hình như tiêu chảy mạn tính, thiếu máu thiếu sắt, gầy sút cân...

1. Mục đích của chế độ ăn không gluten

Chế độ ăn không có gluten là cần thiết cho việc quản lý các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh sau:

  • Bệnh celiac - bệnh không dung nạp gluten: Là tình trạng gluten kích hoạt hoạt động của hệ thống miễn dịch làm tổ thương niêm mạc ruột non. Theo thời gian, quá trình gây tổn thương này sẽ ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Bệnh celiac gây rối loạn tự miễn dịch.
  • Nhạy cảm với gluten không do celiac gây ra bởi dấu hiệu và triệu chứng có liên quan đến bệnh celiac bao gồm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, “não sương mù”, phát ban hoặc đau đầu. Mặc dù vậy không tìm thấy có tổn thương nào ở các mô của ruột non. Các nghiên cứu cho thấy, hệ thống miễn dịch đóng một vai trò nhất định, nhưng lại không được hiểu rõ trong trường quá trình này.
  • Sự mất điều hoà gluten, một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và gây ra các vấn đề với sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp.
  • Dị ứng lúa mì giống như dị ứng thực phẩm khác, kết quả là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn gluten hoặc một số protein khác trong lúa mì là tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Hệ miễn dịch tạo ra một kháng thể đối với protein thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể dẫn tới tắc nghẽn, khó thở và các triệu chứng khác.
  • Chế độ ăn không có gluten được tuyên bố có lợi sức khoẻ là động lực để tránh lúa mì và các loại ngũ cốc khác có gluten. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu lâm sàng đã thực hiện nghiên cứu về lợi ích của chế độ ăn này đối với những người không có dấu hiệu bệnh với gluten.

2. Theo dõi sau điều trị


Theo dõi lâu dài được khuyến cáo thực hiện ở bệnh nhân Celiac nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỉ lệ xuất hiện biến chứng. Đối với trẻ em, việc hướng dẫn chế độ ăn, theo dõi đáp ứng sẽ giúp đảm bảo tăng trưởng cho trẻ. Trong khuyến cáo của Hội Tiêu hóa Mỹ, thời gian theo dõi định kỳ cho bệnh nhân Celiac được hướng dẫn là hàng năm.

Chế độ ăn
Người mắc bệnh Celiac cần có chế độ ăn phù hợp và khoa học

Nhóm bệnh nhân không đáp ứng hoặc kháng trị


Theo khuyến cáo của Hội Tiêu hóa Mỹ, những trường hợp không đáp ứng với điều trị được định nghĩa là triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc các xét nghiệm không có sự cải thiện sau 6 - 12 tháng áp dụng chế độ ăn loại trừ gluten.

Tỉ lệ nhóm bệnh nhân này theo các nghiên cứu dao động từ 7 -30% các bệnh nhân đã được điều chỉnh chế độ ăn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm chế độ ăn vẫn có lượng gluten nhất định, bệnh nhân không dung nạp một số loại thức ăn khác (lactose, fructose...), Có quá phát vi khuẩn ở ruột non, viêm đại tràng vi thể, thiếu hụt men tụy, hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị, cần cân nhắc lại chẩn đoán và tìm các nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ.
Celiac kháng trị được định nghĩa là các triệu chứng tồn tại dai dẳng hoặc tái phát với các biểu hiện kém hấp thu và teo niêm mạc ruột non mặc dù đã áp dụng chế độ ăn loại trừ gluten trên 12 tháng và không có các bệnh khác kèm theo (ví dụ: u lympho). Tỉ lệ Celiac kháng trị thấp, chỉ từ 1 - 2% các bệnh nhân mắc bệnh này và được chia thành 2 type dựa trên sự xâm nhập của tế bào lympho vào niêm mạc ruột non (Hình 18).

Về điều trị chung không có sự khác biệt giữa hai type nhưng về tiền lương, triệu chứng của type II nặng nề hơn và đáp ứng điều trị kém hơn do vậy với những bệnh nhân typell cần chú ý đánh giá về mặt dinh dưỡng và hỗ trợ nuôi dưỡng đường tĩnh mạch nếu cần.
Một số phương thức điều trị đang được nghiên cứu bao gồm corticosteroid đường tĩnh mạch, budesonide dạng viên uống có vỏ bọc phân hủy tại ruột, azathioprine, methotrexate, cyclosporine, anti-TNF... tuy nhiên chưa chứng minh được hiệu quả, do vậy chưa được khuyến cáo sử dụng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý viêm ruột mãn tính...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, việc thực hiện chẩn đoán thông qua nội soi tiêu hóa với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét ở đường tiêu hóa. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Đào văn Long, Đào Việt Hằng. Bệnh lý tự miễn dị ứng đường tiêu hóa. Nhà xuất bản y học .
  2. Fasano A. và Catassi C. (2001). Current approaches to diagnosis and
    treatment of celiac disease: an evolving spectrum. Gastroenterology, 120(3),636-651.
    3. Gujral N., Freeman H. J., và Thomson A. B. R. (2012). Celiac disease:
    prevalence, diagnosis, pathogenesis and treatment. World J Gastroenterol, 18(42),6036-6059.

173 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan