Điều trị các rối loạn cảm giác

“Cảm giác” tuy có tính chủ quan nhưng cũng đồng thời cho thấy mối quan hệ khách quan giữa con người và môi trường. Sự rối loạn cảm giác là dấu hiệu khi các phản ứng của cơ thể với môi trường xung quanh có sự bất thường.

1. Tìm hiểu về rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác là một tình trạng rối loạn khi não bộ xử lý thông tin cảm giác không bình thường, có thể ảnh hưởng đến tất cả giác quan hoặc chỉ một giác quan. Trên thực tế, rối loạn cảm giác ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn so với người lớn.

Rối loạn cảm giác có thể biểu hiện một trong hai hoặc cả hai biểu hiện liên quan đến cảm giác, bao gồm:

  • Rối loạn cảm giác âm: suy giảm, mất một hoặc nhiều loại nhận thức cảm giác.
  • Rối loạn cảm giác dương: nhận thức cảm giác bất thưởng ở dạng dị cảm (như kim châm) hoặc quá mẫn đối với các kích thích cảm giác

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm giác do cơ chế vật lý

Rối loạn cảm giác có thể xảy ra riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với vận động yếu hoặc các dấu hiệu thần kinh khác, từ đó xác định cụ thể vị trí rối loạn. Biểu hiện và nguyên nhân của từng nhóm rối loạn cảm giác dựa trên vị trí tổn thương hệ thần kinh theo bảng sau:

Vị trí tổn thương Loại rối loạn cảm giác Nguyên nhân (có thể)
Dây thần kinh ngoại biên Đau và cảm thấy dị cảm ở khu vực bên trong dây thần kinh, sau đó giảm và mất dần cảm giác liên quan đến chức năng cảm giác Chèn ép, chấn thương dây thần kinh
Rễ thần kinh Cơn đau dữ dội khi thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực bên dưới (ví dụ như ho, đi đại tiện…), có dị cảm bên trong rễ thần kinh tương ứng, sau đó mất dần cảm giác. Thoát vị đĩa đệm, bệnh đa đĩa đệm do viêm cấp tính, tổn thương thoái hóa nặng của cột sống, có khối u...
Tổn thương tủy sống 1) Mất cảm giác dưới mức tổn thương.
2) Hội chứng Hemicord: mất cảm giác rung và vị trí hai bên, mất cảm giác đau / cảm nhận nhiệt độ ở 1 bên.
Chấn thương, khối u, nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết...
Hội chứng động mạch cột sống trước Mất cảm giác dưới mức tổn thương, mất cảm giác đau và cảm nhận nhiệt độ tại vị trí tổn thương (bị liệt) Huyết khối động mạch cột sống trước
Các cột sống sau của tủy sống Mất cảm giác rung và đau, cảm ứng nhiệt độ (Mất phản xạ) Thoái hóa tủy sống, thiếu vitamin B12, giang mai thần kinh...
Thalamus Mất cảm giác đau và cảm nhận nhiệt độ ở mặt bên cánh tay và chân. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết; khối u
Vỏ não đỉnh Mất khả năng đánh giá cường độ và vị trí kích thích, suy giảm khả năng nhận thức về chữ cái, con số, mất khả năng phân biệt 2 điểm... Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết, khối u.
rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác tại vị trí Thalamus khiến người bệnh mất cảm giác đau ở mặt bên cánh tay

3. Các triệu chứng cụ thể của rối loạn cảm giác ở trẻ em

Chứng rối loạn cảm giác có thể ảnh hưởng đến một hoặc đồng thời nhiều giác quan. Đặc biệt, triệu chứng rối loạn cảm giác ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Trẻ phản ứng quá mức với âm thanh, ánh sáng.
  • Ngứa hoặc đau khi mặc quần áo.
  • Những cái chạm nhẹ nhàng cũng có thể gây đau.
  • Nôn mửa khi ăn, giữ thăng bằng kém.
  • Phản ứng kém với các chuyển động đột ngột, va chạm, tiếng ồn hoặc đèn sáng bất thình lình.
  • Hành vi bất thường.
  • Kỹ năng vận động kém, khó khăn; chậm phát triển ngôn ngữ.

Một số trẻ em bị rối loạn cảm giác theo chiều hướng âm với các triệu chứng:

  • Thích tìm kiếm cảm giác mạnh thông qua việc nhảy, leo trèo lên cao, quay vòng.
  • Quay vòng liên tục nhưng không chóng mặt.
  • Thích nhai đồ vật xung quanh.
  • Thích sự kích thích về thị giác, liên tục nhìn tivi, đồ chơi điện tử.
  • Có vấn đề về giấc ngủ.
  • Không thể tự nhận thức khi mặt bẩn hoặc chảy nước mũi

4. Tổng hợp phương pháp điều trị rối loạn cảm giác

Việc điều trị rối loạn cảm giác thường bắt đầu với việc chẩn đoán, tìm kiếm vị trí tổn thương và điều trị nguyên nhân đối với người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu vấn đề rối loạn cảm giác đến từ hoạt động của não bộ đã sẵn có từ khi còn nhỏ hoặc do tổn thương não, bạn cần một số liệu pháp để khắc phục.

4.1 Liệu pháp tích hợp cảm giác (SI)

Loại liệu pháp này bao gồm các hoạt động tích cực và nhiều năng lượng trong môi trường có sự kiểm soát. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ có thể dần dần trải qua các kích thích một cách có trình tự. Thông qua liệu pháp này, bệnh nhân sẽ luyện tập phản xạ để đối phó với sự thay đổi xung quanh.

rối loạn cảm giác
Người mắc rối loạn cảm giác cần được thăm khám để có liệu pháp điều trị hợp lý

4.2 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào các nhóm rối loạn cảm giác khác nhau, bao gồm:

4.3 Liệu pháp vận động

Người bị rối loạn cảm giác do hoạt động não bất thường cũng cần phải có môi trường rèn luyện kỹ năng vận động thông thường, ví dụ như viết tay, sử dụng kéo, leo cầu thang, ném bóng...

Có thể nói, rối loạn cảm giác có thể xảy ra từ nhỏ, do bất thường từ não bộ trong việc xử lý tín hiệu cảm giác, nhưng cũng có thể đến từ các chấn thương, bệnh lý khi trưởng thành. Với mỗi cơ chế gây ra rối loạn, ta sẽ có những liệu pháp / phương thức điều trị rối loạn cảm giác khác nhau.

Tóm lại, rối loạn cảm giác bao gồm toàn bộ bất thường trên con đường nhận cảm, dẫn truyền và xử lý cảm giác. Đây cần được xem là một chứng bệnh thực sự để có cách thức tiếp cận, điều trị hiệu quả và người bệnh cũng cần được sự hỗ trợ phù hợp để có thể mau chóng hòa nhập tốt với cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan