Đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ: Đúng hay không đúng?

Nội dung video được tư vấn bởi Bác sĩ khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện đang có trào lưu là đứng trên 1 chân để kiểm tra nguy cơ đột quỵ, vậy trào lưu này có đúng không? Mỗi người có thể tự kiểm tra đột quỵ bằng cách nào?

Thực tế, có 2 nguyên nhân gây ra đột quỵ:

  • Nguyên nhân do tim;
  • Nguyên nhân do não.

Các hệ thống cơ quan khác trong cơ thể nếu có vấn đề thì sẽ xảy ra từ từ. Một người khỏe mạnh bình thường đột ngột gục xuống có thể do nguyên nhân từ tim hoặc não bộ. Không nên quá hoang mang, lo lắng vì không thể nào xảy ra đột quỵ nếu không có vấn đề gì về sức khỏe.

Với phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân mà hiện nhiều người truyền tai nhau. Thực tế, trào lưu kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân đã có từ thời xa xưa, từ các bài tập khí công hoặc yoga.

Trên tạp chí Đột quỵ của Mỹ, xuất bản năm 2014 của các tác giả người Nhật, nghiên cứu về khả năng đứng thăng bằng trên 1 chân, nghiên cứu khảo sát trên 1.400 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 67 tuổi với mục đích tìm ra mối liên quan giữa khả năng đứng trên 1 chân với rối loạn nhận thức của người tham gia và những tổn thương mạch máu nhỏ. Về mặt thống kê, nghiên cứu này không cho biết được mối liên quan nhân quả giữa khả năng đứng trên 1 chân có liên quan đến tổn thương mạch máu nhỏ hay không, những tổn thương mạch máu nhỏ đó có gây đột quỵ không? Cụ thể, những người kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân < dưới 20 giây có liên quan đến tổn thương mạch máu nhỏ nhưng không cho biết cái nào là nguyên nhân, cái nào là hậu quả.

Về bản chất, kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân thì khả năng đứng được lâu hay chậm phụ thuộc vào khả năng giữ thăng bằng và khả năng giữ thăng bằng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tập luyện, trọng lượng cơ thể, hệ thống cơ xương khớp và hệ thống giữ thăng bằng của hệ thần kinh như tiểu não, tiền đình...

Nếu xét trên khía cạnh đó thì khả năng cao các tổn thương trong não khiến cho con người không thể đứng được 1 chân kéo dài trên 20 giây. Trường hợp tiến hành kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân và không thể đứng trên 20 giây thì cũng không nên quá lo lắng về nguy cơ đột quỵ, nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan