Gây mê mask thanh quản phẫu thuật nội soi giải ép thần kinh trị liệt mặt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Tô Văn Thái - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Phẫu thuật nội soi giải ép thần kinh trị liệt mặt là kỹ thuật khó đòi hỏi cao về tay nghề của chuyên viên phẫu thuật, thời gian thực hiện phẫu thuật khá dài tuy phương pháp này không quá phức tạp. Mục đích để kiểm soát đường hô hấp trong quá trình phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật. Trừ trường hợp bệnh nhân có những tổn thương dây thần kinh trung ương kèm theo tri giác của bản thân kém.

1. Chỉ định và chống chỉ định thực hiện gây mê mask thanh quản phẫu thuật nội soi giải ép thần kinh trị liệt mặt

1.1. Chỉ định

Gây mê mask thanh quản được ưu tiên trong một số trường hợp sau đây:

  • Gặp khó khăn khi sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản, đặc biệt là khó thông khí hoặc không thể thông khí được.
  • Kiểm soát đường thở và hô hấp tạm thời của bệnh nhân trong cấp cứu.
  • Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số VII có chỉ định phẫu thuật để điều trị.
Liệt dây thần kinh số 7
Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 có chỉ định phẫu thuật để điều trị

1.2. Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có dạ dày đầy
  • Mặt bị tổn thương phức tạp do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
  • Bệnh viện không có đủ phương tiện thực hiện gây mê hồi sức.

2. Các bước tiến hành gây mê mask thanh quản phẫu thuật nội soi giải ép thần kinh trị liệt mặt

Phương pháp được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên điều dưỡng có kinh nghiệm trong đặt mask gây mê thanh quản. Bệnh viện phải có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc gây mê hồi sức. Sau khi kiểm tra hồ sơ và tình trạng bệnh nhân thì tiến hành gây mê mask thanh quản.

2.1. Các bước tiến hành chung trong gây mê mask thanh quản

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, cho thở oxy 100% với liều lượng 3-6l/phút trước khi khởi mê ít nhất 5 phút.
  • Lắp máy theo dõi
  • Thiết lập đường truyền.
  • Tiền mê (nếu cần)
  • Khởi mê: Lần lượt tiêm các loại thuốc gây mê tĩnh mạch, thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ (nếu cần).
  • Điều kiện để đặt mask thanh quản: Bệnh nhân cần ngủ sâu và cỏ đủ độ giãn cơ (nếu cần).

2.2. Thực hiện đặt mask thanh quản

  • Đặt tư thế đầu của bệnh nhân hơi ngửa.
  • Cầm mask thanh quả như cầm bút viết, ngón trỏ đặt vào vị trí nối giữa mask thanh quản và ống, tay còn lại mở miệng người bệnh.
  • Đưa mask thanh quản qua các răng vào gốc lưỡi, mặ sau của mask tỳ vào vòm họng. Sau đó đẩy mask theo hướng dọc từ vòm khẩu cái vào phần hạ hầu. Trong quá trình thao tác nếu gặp lực cản thì cần dừng lại ngay.
  • Bơm cuff theo đúng thể tích được hướng dẫn.
  • Kiểm tra độ kín của mask thanh quản sau khi đặt (có thể thông khí dễ dàng và không bị dò khí).
  • Nghe phổi và kiểm tra kết quả EtCO2 để xác định xem đặt mask thanh quản đã đúng vị trí hay chưa.
  • Cố định ống và mask bằng băng dính.

2.3. Duy trì gây mê

  • Duy trì gây mê bằng các loại thuốc ban đầu: thuốc mê tĩnh mạch, thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
  • Kiểm soát hô hấp thủ công bóp tay hoặc dùng máy.
  • Theo dõi độ sâu của gây mê dựa trên các thông số như: nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi, nước mắt (PRST), MAC, BIS và Entropy (nếu có).
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau gây mê như: nhịp tim, thân nhiệt, giá trị EtCO2, SpO2.
  • Đề phòng các trường hợp tắc mask thanh quản, đặt sai vị trí mask,...

2.4. Khi nào được rút mask thanh quản?

  • Người bệnh tỉnh và có thể làm theo lệnh của bác sĩ.
  • Nâng đầu bệnh nhân trên 5s, nếu sử dụng thuốc giãn cơ thì giá trị TOF phải lớn hơn 0,9.
  • Bệnh nhân tự thở đều mạch đập ổn định.
  • Thân nhiệt trên 35 độ C
  • Không có biến chứng sau gây mê hoặc phẫu thuật.
Gây mê mask thanh quản
Thực hiện gây mê mask thanh quản

3. Một số tai biến sau khi gây mê mask thanh quản và cách xử trí

3.1. Dịch dạ dày bị trào ngược vào đường thở

Có thể nhận thấy dịch tiêu hóa có trong khoang miệng và đường thở của bệnh nhân. Cách xử trí:

  • Tiến hành hút sạch dịch, để đầu bệnh nhân thấp và nghiêng sang bên.
  • Đặt nhanh ống hút nội khí quản và hút sạch dịch xuất hiện bên trong đường thở.
  • Theo dõi và đề phòng xảy ra trường hợp nhiễm trùng phổi sau phẫu thuật.

3.2. Rối loạn huyết động

  • Huyết áp không ổn định có thể tăng hoặc giảm, nhịp tim đập loạn
  • Tùy theo tình trạng bệnh bệnh và nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.

3.3. Tai biến do đặt mask thanh quản

Trong trường hợp không thể đặt mask thanh quản thì nên chuyển sang gây mê nội khí quản.

Đối với trường hợp bệnh nhân co thắt thanh - khí - phế quản:

  • Nhận biết bằng cách nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm, khó hoặc không thể thông khí.
  • Cung cấp đầy đủ oxy, tăng thêm liều lượng thuốc ngủ và thuốc giãn cơ, đảm bảo thông khí.
  • Nếu tình trạng hô hấp của bệnh nhân nguy kịch và không thể kiểm soát được thì chuyển sang phương án đặt ống nội khí quản khó.

Đối với một số chấn thương do quá trình đặt mask thanh quản như chảy máu, gãy răng, trong đường thở có dị vật, tổn thương thanh quản,... thì tùy vào từng trường hợp để xử lý.

Gây mê nội khí quản
Trường hợp không thể đặt mask thanh quản chuyển sang gây mê nội khí quản

3.4. Một số biến chứng hô hấp

Một số biến chứng:

  • Mask thanh quản bị tuột hoặc gập
  • Hệ thống hô hấp bị hở.
  • Nguồn oxy bị hết.
  • Soda hết tác dụng.

Xử trí: Sau khi có những biến chứng hô hấp như trên thì cần thông khí ngay lập tức và cung cấp oxy 100% cho người bệnh. Xác định nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết thích hợp.

3.5. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi rút mask thanh quản.

  • Suy hô hấp
  • Đau họng, khản tiếng
  • Co thắt thanh quản, khí quản, phế quản.
  • Viêm đường hô hấp trên

Quá trình gây mê mask thanh quản phẫu thuật nội soi giải ép thần kinh trị liệt mặt không quá phức tạp. Tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm, biến xác định được những biến chứng và xử trí kịp thời để không gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Bác sĩ Thái đã có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê - hồi sức cấp cứu và hiện đang là bác sĩ tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

252 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan