Gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Thọ - Bác sĩ Gây mê giảm đau - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Răng khôn luôn là một vấn đề khó chịu bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc hàm mà còn gây ra cảm giác đau đớn. Vì vậy hầu hết người có răng khôn đều chọn cách nhổ răng khôn đi. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được gây tê hoặc gây mê.

1. Gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn có tác dụng gì?

Răng khôn là tên gọi của chiếc răng số 8 và cũng là chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm. Răng khôn chỉ xuất hiện ở người trưởng thành từ 16 – 30 tuổi.

Do là chiếc răng mọc cuối cùng trong vòm miệng nên thường không có đủ không gian để răng khôn có thể mọc bình thường nên chúng thường mọc lệch, mọc chen và xô lệch vào răng khác khiến người bệnh có cảm giác sưng, đau nhức, khó chịu.

Khi đó sẽ cần đến kỹ thuật nhổ răng nhằm loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm. Nhổ răng khôn không được tiến hành tùy ý mà cần có chỉ định của bác sĩ. Việc nhổ răng có thể tác động đến các dây thần kinh nên sẽ có cảm giác đau đớn, đặc biệt là những răng khôn mọc chìm. Do đó, sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê khi nhổ răng khôn là cần thiết.

Mục đích chính của việc gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn là giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn ở người bệnh. Sau khi gây tê hay gây mê, người bệnh không cảm thấy đau hay khó chịu, điều này tạo điều kiện để các thao tác của bác sĩ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Răng khôn là gì?
Răng khôn mọc lệch có thể ảnh hưởng đến các răng khác

2. Khi nào cần gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn?

Nhổ răng thực chất chỉ là một kỹ thuật nha khoa đơn giản. Thông thường, để người bệnh không có cảm giác đau nhức, bác sĩ chỉ cần gây tê cục bộ tại vị trí răng sẽ nhổ. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định bác sĩ cần cân nhắc giữa việc gây tê hoặc gây mê.

2.1 Trường hợp cần gây tê

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh và không có các vấn đề về tim mạch hay huyết áp khi tiến hành nhổ răng khôn đều sẽ được gây tê. Bác sĩ sẽ tiến hành bôi hoặc tiêm thuốc gây tê vào vị trí răng sẽ nhổ và chờ vài phút để thuốc phát huy tác dụng. Sau đó quá trình nhổ răng khôn sẽ diễn ra như bình thường.

2.2 Trường hợp cần gây mê

Mặc dù là một kỹ thuật đơn giản nhưng trong những trường hợp nhất định, bệnh nhân sẽ được cân nhắc để tiến hành gây mê khi nhổ răng khôn. Mục đích của việc này là để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Gây mê hô hấp
Người bệnh được gây mê

Một số trường hợp cần gây mê khi nhổ răng khôn như:

● Bệnh nhân có các vấn đề về tâm lý sợ hãi, thần kinh không ổn định, stress nặng... cần được gây mê khi nhổ răng khôn để đảm bảo trong quá trình nhổ răng người bệnh không có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào.

● Bệnh nhân dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với các loại thuốc tê. Như vậy, gây mê là phương pháp duy nhất để người bệnh không cảm thấy khó chịu, đau nhức khi nhổ răng khôn.

● Các trường hợp nhổ răng phức tạp như răng khôn mọc chìm hoặc nhổ cùng 1 lúc nhiều răng khôn. Việc gây mê sẽ giúp ổn định tâm lý người bệnh và đảm bảo hiệu quả của quá trình nhổ răng khôn.

● Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, suyễn, tiểu đường, suy thận,... Với những trường hợp này thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành gây mê và đồng thời việc nhổ răng cũng cần được thực hiện hết sức cẩn thận để không xảy ra biến chứng.

3. Gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn thì an toàn hơn?

Gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn an toàn hơn là băn khoăn của hầu hết mọi người. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng gây tê hay gây mê đều an toàn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Việc gây tê và gây mê khi nhổ răng khôn giúp người bệnh thoải mái và không phải chịu cảm giác đau đớn. So sánh giữa 2 phương thức có thể nói gây mê khi nhổ răng khôn sẽ có hiệu quả tốt hơn bởi tác dụng lâu dài của nó. Nhiều trường hợp nhổ răng phức tạp kéo dài nếu chỉ gây tê có thể gây ra gián đoạn bởi gây tê chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu tiến hành gây mê người bệnh sẽ cần thời gian hồi sức để chờ thuốc mê hết tác dụng, đồng thời kỹ thuật này cũng đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhằm đảm bảo gây mê diễn ra an toàn và hiệu quả. Ngược lại, gây tê khi nhổ răng khôn thì sau khi hoàn thành quá trình nhổ răng, người bệnh có thể ra về ngay bởi hoàn toàn tỉnh táo.

Khám răng, nha khoa
Khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Vinmec

Kỹ thuật nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Người bệnh nên tham khảo và xin tư vấn từ bác sĩ để cân nhắc xem nên lựa chọn gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn là tốt.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan