Hướng dẫn sơ cứu ong đốt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thanh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ong đốt thường không nghiêm trọng, có thể tự xử trí tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp lại có các biểu hiện rất nặng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy bị ong đốt nên sơ cứu thế nào cho đúng?

1. Các trường hợp cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi bị ong đốt

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị ong đốt một số trường hợp sau bắt buộc phải đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

  • Người bị chích có biểu hiện phản vệ (dị ứng) với ong đốt: sưng nề nhiều tại vị trí bị đốt, nổi mẩn ngứa toàn thân, khó thở, mệt nhiều,...
  • Số lượng vết đốt nhiều (trên 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi
  • Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng; Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều,

2. Cách xử trí khi bị ong đốt

Khi nhận thấy bị ong đốt bạn nên xử trí theo cách sau:

  • Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
  • Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ (có thể dùng móng tay khều nhẹ xuôi chiều hướng vòi chích) hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
  • Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
  • Uống nhiều nước để loại thải độc tố.
  • Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
  • Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

3. Các biện pháp phòng tránh ong đốt

Về cơ bản có những loại ong đốt là lành tính, tuy nhiên lại có những loại ong chứa nhiều độc tố, khi đốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế cách tốt là nên chủ động phòng tránh ong đốt để đảm bảo an toàn.

  • Tránh tiếp xúc với ong. Không chọc phá tổ ong.
  • Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).
  • Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.
  • Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

Trên đây là những bước hướng dẫn sơ cứu ong đốt, bạn có thể tham khảo và thực hiện khi bị mình hoặc người thân bị ong đốt để đảm bảo an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan