Hướng dẫn trực quan về bệnh tăng nhãn áp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt.

Tăng nhãn áp là chứng bệnh do áp suất trong nhãn cầu mắt gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương về thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa.

1. Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Đó là một tình trạng có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, thường là do quá tăng áp lực qúa mức cho mắt. Các dây thần kinh thị giác làm một công việc quan trọng, đó là gửi tín hiệu từ mắt đến não, biến chúng thành hình ảnh có thể nhìn thấy. Khi dây thần kinh thị giác không hoạt động tốt, bạn sẽ gặp vấn đề với tầm nhìn của mình và thậm chí có thể mất thị lực.

mất thị lực
Bệnh tăng nhãn áp có thể gây mất thị lực

2. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp là gì?

Đôi mắt tạo ra một chất lỏng để rửa và nuôi dưỡng các mô trong đó. Thông thường chất lỏng chảy qua một kênh gọi là góc thoát (góc tiền phòng). Khi bạn bị tăng nhãn áp, kênh này sẽ không hoạt động tốt. Chất lỏng ứ đọng lại và gây ra áp lực tích tụ bên trong mắt.

3. Ai mắc bệnh tăng nhãn áp?

Người có nhiều khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp nếu cha mẹ, anh chị em hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh tăng nhãn áp. Nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ cao hơn nếu bạn trên 40 tuổi, là người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha hoặc vì những điều kiện như:

  • Áp lực cao trong mắt
  • Chấn thương mắt hoặc phẫu thuật
  • Giác mạc mỏng (lớp trong suốt trước mắt)
  • Bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim vấn đề với dây thần kinh thị giác của bạn
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid hoặc thuốc mắt
Người mắc bệnh tiểu đường có xuất hiện triệu chứng chóng mặt và tê bì chân tay không?
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

4. Các loại bệnh tăng nhãn áp

4.1 Góc mở

Có 4 loại bệnh tăng nhãn áp chính. Phổ biến nhất là bệnh tăng nhãn áp góc mở, ảnh hưởng đến khoảng 90% những người mắc bệnh. Nó được gọi là "góc mở" bởi vì góc thoát (góc tiền phòng) vẫn mở rộng, bị tắc nghẽn bên trong các ống thoát thủy dịch. Loại này đến từ từ bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng lúc đầu.

4.2 Góc đóng

Loại này đến nhanh và cần được can thiệp y tế khẩn cấp. Nó thường xảy ra với những người có góc thoát (góc tiền phòng) hẹp, đôi khi đóng hoàn toàn điều này làm chó chất lỏng (thủy dịch) không thoát ra ngoài mắt được gây nên áp lực bên trong mắt tăng lên nhanh chóng. Nếu bạn bị đau mắt nghiêm trọng, nhức đầu, buồn nôn hoặc giảm thị lực, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức để ngăn ngừa mù lòa. Bạn có thể sẽ cần phẫu thuật để mở kênh thoát nước.

4.3 Căng thẳng mức bình thường

Nếu bạn bị loại tăng nhãn áp này, áp lực trong mắt là bình thường, nhưng bạn vẫn bị tổn thương thần kinh thị giác. Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn tại sao. Một khả năng là bạn cực kỳ nhạy cảm với việc tăng nhẹ áp lực mắt. Hoặc có thể là lưu lượng máu thấp gây ra ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị khiến áp lực mắt của bạn ở mức thấp hơn bình thường.

4.4 Bẩm sinh

Đây là một dạng bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi các kênh thoát nước trong mắt không phát triển đúng cách ngay từ trong bụng mẹ. Mắt của bé có thể bị đục và trông to hơn bình thường. Phẫu thuật có thể khắc phục vấn đề. Hầu hết các bé được điều trị sớm sẽ có thị lực bình thường trong suốt cuộc đời.

Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh không?
Trẻ có thể bị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh

5. Các triệu chứng như thế nào?

Vì bệnh tăng nhãn áp góc mở và căng thẳng bình thường xảy ra từ từ, do đó các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh đã nặng. Nếu không điều trị, bạn sẽ dần mất đi tầm nhìn ngoại vi (thu hẹp thị trường).

6. Xét nghiệm cho bệnh tăng nhãn áp

Khám mắt thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp. Bác sĩ sẽ làm một số hoặc tất cả các xét nghiệm sau:

  • Đo nhãn áp: đo áp lực bên trong mắt bạn
  • Kiểm tra thị lực: Kiểm tra tầm nhìn của bạn
  • Đo độ dày của giác mạc
  • Soi đáy mắt để kiểm tra đầu dây thần kinh thị
  • Chụp ảnh dây thần kinh thị giác
  • Soi góc tiền phòng: Kiểm tra góc thoát nước trong mắt.
Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không?
Đo áp lực bên trong mắt có thể chẩn đoán bệnh

7. Phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp

7.1 Can thiệp bằng thuốc

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp. Các bác sĩ sẽ can thiệp để giảm áp lực trong mắt. Điều trị mỗi ngày để kiểm soát tình trạng bệnh của mắt. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn bị tác dụng phụ, như nóng rát, châm chích và đỏ mắt.

7.2 Phẫu thuật bằng tia laze

Bác sĩ có thể tiến hành một thủ thuật gọi là trabeculoplasty laser để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở hoặc Laser cắt mống mắt chu biên trong tăng nhãn áp góc hẹp hay đóng. Sẽ gây tê tại bằng thuốc nhỏ mắt và sau đó sử dụng chùm tia laser để tạo ra các lỗ nhỏ trên mống mắt, hoặc vùng bè để giúp thủy dịch chảy ra. Thông thường các bác sĩ điều trị một mắt tại một thời điểm. Phẫu thuật laser có thể làm giảm áp lực trong mắt, nhưng hiệu quả có thể không lâu dài. Đôi khi cần phải phẫu thuật để có kết quả tốt và lâu dài hơn.

7.3 Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc và laser không làm giảm áp lực đủ cho mắt, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một phẫu thuậ. Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm giữa mắt và bên ngoài mắt để cho chất lỏng chảy ra nhiều hơn. Khoảng một nửa số người phẫu thuật này không cần dùng thuốc tăng nhãn áp nữa. Tuy nhiên bận vẫn phải kiểm tra định kỳ thường xuyên sau phẫu thuật vì vẫn có thể bị lại.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Phẫu thuật có thể được áp dụng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp

8. Bảo vệ tầm nhìn của bạn

Khoảng một nửa số người mắc bệnh tăng nhãn áp không biết tình trạng bệnh của mình. Để ngăn ngừa mất thị lực, hãy tìm hiểu về lịch sử gia đình của bạn và các rủi ro khác. Đi khám mắt định kỳ ít nhất 1 đến 2 năm/lần. Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị tăng nhãn áp, hãy làm theo hướng dẫn điều trị cẩn thận và hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ sự thay đổi nào trong khả năng nhìn của bạn ngay lập tức.

Thuốc nhỏ mắt, Laser, phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tăng nhãn ápngăn ngừa mất thị lực. Bạn sẽ cần theo kịp quá trình điều trị trong suốt cuộc đời để kiểm soát áp lực mắt. Bạn sẽ cần được bác sĩ thăm khám để kiểm tra một vài lần một năm.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan