Làm sao để giảm Creatinin trong máu?

Creatinin là sản phẩm của sự thoái giáng của creatine trong các cơ. Creatine có nguồn gốc nội sinh chủ yếu từ gan, thận, tụy được tổng hợp từ Arginin và Methionine. Creatinin được đào thải qua thận, phản ánh chính xác chức năng lọc của thận. Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp bệnh về thận, tổn thương thận. Vậy làm sao để giảm creatinin trong máu?

1. Nguyên nhân gây ra Creatinine trong máu cao

Một vài nguyên nhân chủ yếu được xác định gây ra tình trạng Creatinine trong máu cao:

  • Một số loại chế phẩm thuốc, bao gồm một số thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID
  • Bổ sung creatine
  • Chế độ ăn nhiều protein
  • Bài tập nặng, vận động quá sức thường xuyên
  • Suy giảm chức năng thận
  • Máu lưu thông chậm
  • Mất nước, rối loạn điện giải
  • Sốc, nhiễm trùng và các bệnh nghiêm trọng như ung thư cũng có thể làm tăng nồng độ creatinin, đôi khi do tổn thương thận.
  • Bệnh tiểu đường
  • Khối u
  • Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan B và C, HIV và giang mai
  • Lupus ban đỏ hệ thống

2. Làm sao để giảm creatinin trong máu?

Giảm lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Dinh dưỡng trong thịt đỏ nấu chín có thể làm tăng nồng độ creatinin. Thịt đỏ chính là mô cơ, có chứa creatine một cách tự nhiên và việc nấu chín sẽ khiến creatine phân hủy thành creatinine. Khi một người ăn thịt, cơ thể của họ sẽ hấp thụ creatinin và nồng độ trong máu của họ có thể tăng lên. Ăn ít thịt đỏ có thể làm giảm mức creatinine. Mọi người có thể thử kết hợp nhiều nguồn protein thực vật hơn, ví dụ như các loại đậu, trong chế độ ăn uống của họ.

Tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ có thể cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giúp kiểm soát mức độ creatinin. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 đánh giá ghi nhận rằng chất xơ giúp giảm mức creatinine ở những người bị bệnh thận mãn tính. Nhiều thực phẩm thực vật, bao gồm trái cây, rau, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, có chứa chất xơ.

Uống nhiều nước: Nồng độ creatinin có thể tăng lên khi một người bị mất nước. Các dấu hiệu mất nước bao gồm khát nước, chóng mặt và mệt mỏi. Mất nước gây rối loạn điện giải nghiêm trọng có thể gây căng thẳng cho hệ tim mạch và các hệ thống khác. Nặng có thể đe dọa tính mạng. Uống nước là cách tốt nhất để điều chỉnh hoặc ngăn ngừa tình trạng mất nước. Để làm cho bản thân thích thú với việc uống nước hơn, hãy thử: thêm một ít bạc hà hoặc thêm một lát chanh hoặc dưa chuột hay dùng trà thảo mộc cũng là phương án tốt. Bất kỳ ai bị mất nước liên tục kéo dài nên đi khám bác sĩ, vì đó có thể là dấu hiệu của tổn thương thận. Ví dụ, những người tập thể dục cường độ cao mà không uống chất lỏng cũng có thể có nguy cơ làm hỏng thận của họ.

Luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh lao động nặng hay tập thể thao quá sức.

Trên đây là một số phương pháp giúp làm giảm creatinin trong máu. Trường hợp thay đổi lối sống hay chế độ ăn không hiệu quả bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, vì có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan