Liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và viêm họng áp tơ

Chế độ dinh dưỡng và viêm họng áp tơ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một số loại thức ăn có thể gây viêm họng áp tơ đồng thức khi bị áp tơ cần có chế độ sinh dưỡng phù hợp để bệnh mau khỏi.

1. Viêm họng áp tơ là gì?

Viêm họng áp tơ là tình trạng loét niêm mạc vùng hầu họng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có đặc trưng là vết loét có quầng đỏ bao quanh, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước thường dưới 1cm. Ngoài ra vết loét có thể thấy ở vị trí khác bên trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa,...

Là bệnh lý phổ biến hơn ở nữ, dễ tái phát gây nhiều đau đớn cho người bệnh dẫn đến ăn uống kém, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh cần được phối hợp điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp.

Đau họng
Viêm họng áp tơ dễ tãi phát và gây nhiều đau đớn cho người bệnh

2. Một số thức ăn gây viêm họng áp tơ

Căn nguyên thực sự của viêm họng áp tơ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên có 1 số yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh bao gồm: Các chấn thương vùng khoang miệng họng, răng cắn phải niêm mạc miệng, nước súc miệng có chất sodium lauryl sulphate cũng có thể gây viêm loét miệng, di truyền, thức ăn, nhiễm khuẩn, nhiễm virus herpes, bệnh truyền nhiễm (tay chân miệng, sởi) Trong đó có thể kể đến 1 số loại thức ăn có thể gây viêm họng, bao gồm:

  • Gia vị hoặc thức ăn có tính acid như: đồ cay nóng, cà phê, cam quýt, bạc hà, cà chua, rượu, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chiên như đồ ăn sẵn (khoai tây chiên, gà chiên, mỡ động vật, các loại hạt), Đồ uống có ga, tỏi, hành tây. Các thực phẩm khác như dầu ngô, đường, mật đường, mật ong, muối, nước tương, giấm,...
  • Nhạy cảm, dị ứng với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa...;
  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng.

3. Biểu hiện lâm sàng của viêm họng áp tơ

  • Bệnh biểu hiện là các dát đỏ nhỏ đau hoặc sẩn đi trước vết loét, các vết loét hình tròn, kích thước thường vài mm, lõm giữa phủ giả mạc trắng xám fibrin, giới hạn rõ, riêng rẽ từng cái, bờ hơi nề, có quầng đỏ bao quanh.
  • Vị trí vòm khẩu cái, miệng họng.
  • Áp tơ nhỏ có 1 - 5 cái, áp tơ lớn thường có 1 - 10 cái, áp tơ dạng ecpet có tới 100 cái .
Loét miệng do hóa trị
Viêm họng áp tơ biểu hiện là các vết loét tròn có phủ giả mạc trắng xám fibrin

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm họng áp tơ

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân viêm họng áp tơ

  • Ưu tiên những thực phẩm mềm và ít gia vị để ăn dễ hơn. Những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau.
  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit vì tính axit có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.
  • Kiêng thức ăn cay và mặn vì những món nhiều gia vị này có thể khiến bạn thấy khó chịu khi ăn.

Các thực phẩm khuyên dùng:

  • Trà đen: trà đen giúp bạn giảm đau. Do vậy nên uống trà đen mỗi ngày.
  • Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét.
  • Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất giúp chữa viêm họng áp-tơ rất tốt là beta-carotene.
  • Uống bột sắn dây hay thoa mật ong. Những nguyên liệu tự nhiên này cũng góp phần giảm nhẹ vết loét hiệu quả.
  • Uống nước ép củ cải. Nước ép củ cải giúp giảm bớt tình trạng loét
  • Ăn rau ngót, rau mồng tơi, rau dền đỏ: Đây là những loại rau xanh để nấu canh với tôm, thịt có tác dụng giải nhiệt và rất ngon miệng, dễ ăn.
  • Uống nước diếp cá, rau má. Tích cực uống nước diếp cá, nước rau má ngày 3 lần cũng giúp thanh nhiệt hiệu quả.
  • Ăn nhiều trái cây xanh như dưa hấu, việt quất, cherry, đu đủ, chuối... Bởi đây là những loại quả giúp giải độc, thanh nhiệt rất tốt.
  • Nên uống nhiều nước để cơ thể không bị khô. Bạn có thể uống nước lọc hay các loại nước mát như: nước của bột sắn dây, nước râu ngô, nước cam, nước chanh... giúp thúc đẩy quá trình loét nhanh hơn.
  • Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung đủ vitamin cho cơ thể

Các thực phẩm nên tránh:

  • Thức ăn có axit: thức ăn chứa acid làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn.
  • Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng.
  • Chocolate: Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng.
  • Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng.
  • Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét.
  • Ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá.
  • Không ăn các thức ăn gây dị ứng

Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

883 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec