Người sơ cứu ban đầu và chìa khóa để trở thành người sơ cứu ban đầu

Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Đức Lượng - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Sơ cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.

1. Người cấp cứu ban đầu là gì?

Người sơ cứu ban đầu là người thực hiện các hành động sơ cứu ban đầu. Người sơ cứu ban đầu có thể là bất kì ai, bao gồm cả cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên y tế, gặp người bị thương hoặc đột ngột bị bệnh nặng.

2. Đâu là các ưu tiên khi sơ cứu nạn nhân?

Một trong những quy tắc chính của sơ cứu là đảm bảo có một khu vực an toàn cho bạn trước khi bạn tiếp cận một nạn nhân. Đừng cố gắng anh dũng cứu nguy trong hoàn cảnh hiểm nghèo. Nếu bạn tự đặt mình vào nguy hiểm, bạn sẽ không thể giúp đỡ những người thương vong và có thể trở thành một nạn nhân và gây hại cho người khác. Nếu môi trường không an toàn, không đến gần nạn nhân, nhưng hãy gọi dịch vụ hỗ trợ y tế khẩn cấp để trợ giúp nạn nhân.

Các ưu tiên khi thực hiện sơ cứu ban đầu.

  • Đánh giá tình huống một cách nhanh chóng và bình tĩnh.
  • Bảo vệ bản thân và nạn nhân khỏi nguy hiểm — đừng bao giờ đặt mình vào rủi ro.
  • Ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa người sơ cứu ban đầu và nạn nhân tốt nhất là có thể.
  • An ủi và trấn an nạn nhân.
  • Đánh giá mức độ tổn thương: nhận định các thương tổn và cơ chế gây thương tổn.
  • Điều trị sớm và ưu tiên xử trí các tổn thương nghiêm trọng nhất (đe dọa tính mạng) đầu tiên.
  • Sắp xếp để được trợ giúp thích hợp: gọi 115 để được
  • trợ giúp khẩn cấp nếu bạn nghi ngờ có chấn thương hoặc bệnh tật nghiêm trọng; đưa hoặc gửi nạn nhân đến bệnh viện; bàn giao nạn nhân cho nhân viên y tế. Ở lại với nạn nhân cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
sơ cứu đột quỵ
Người sơ cứu ban đầu cần đánh giá và ưu tiên khi thực hiện sơ cứu ban đầu

3. Đâu là chìa khóa để trở thành người sơ cứu ban đầu hiệu quả?

Khi ứng phó với trường hợp khẩn cấp, bạn nên đánh giá cảm xúc và thể chất nhu cầu của tất cả những người có liên quan, bao gồm cả nhu cầu của riêng bạn. Bạn nên quan tâm đến sức khỏe tâm lí của bạn và có thể nhận ra căng thẳng nếu có.

Một sự hỗ trợ bình tĩnh, ân cần từ người cứu hộ sẽ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng từ những người xung quanh và là nền tảng để bạn có thể đưa ra hoặc nhận thông tin từ nạn nhân hoặc nhân chứng một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc quản lý các phản ứng và ý thức về các phản ứng của người cứu hộ để có thể tập trung vào nạn nhân và đánh giá nạn nhân. Thông qua nói chuyện với một nạn nhân bằng thái độ ân cần, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, người cứu hộ sẽ khơi dậy sự tự tin trong hành động của mình và điều này sẽ tạo niềm tin giữa người cứu hộ và nạn nhân. Nếu không có sự tin tưởng này, nạn nhân có thể không nói với người cứu hộ về một sự kiện quan trọng, chấn thương hoặc triệu chứng và có thể vẫn ở trong trạng thái nguy hiểm thực sự.

Vậy chìa khóa để trở thành một người sơ cứu ban đầu hiệu quả là:

  • Hãy bình tĩnh trong cách tiếp cận. Điều quan trọng là phải bình tĩnh trong cách tiếp cận sơ cứu. Xem xét những tình huống có thể thách thức mình và mình sẽ làm thế nào để đối phó với chúng. Để truyền đạt sự tự tin cho những người khác và khuyến khích họ tin tưởng bạn, người sơ cứu ban đầu cần kiểm soát cảm xúc và các phản ứng của chính mình.
  • Nhận thức được rủi ro (đối với bản thân và những người khác). Khi bạn sơ cứu, điều quan trọng là phải bảo vệ bản thân (và nạn nhân) khỏi nhiễm trùng cũng như chấn thương. Thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo găng tay, rửa tay, đeo khẩu trang... để tránh lây nhiễm chéo — truyền mầm bệnh từ người sơ cứu cho nạn nhân và ngược lại. Hơn nữa, hãy tạo dựng một khu vực an toàn cho công tác cứu nạn; ví dụ, kiểm soát giao thông và giữ người xem tránh xa.
  • Xây dựng và duy trì lòng tin (từ nạn nhân và những người ngoài cuộc). Mọi người thường sợ những người/những điều chưa biết. Hãy thiết lập niềm tin với nạn nhân bằng cách giới thiệu bản thân. Tìm hiểu những gì người đó thích được gọi và sử dụng tên của nạn nhân khi bạn nói chuyện với họ. Cúi người hoặc quỳ xuống để bạn ở cùng độ cao với nạn nhân. Giải thích điều gì đang xảy ra và tại sao. Bạn sẽ khơi dậy niềm tin nếu bạn nói những gì bạn đang làm trước khi bạn làm điều đó. Luôn đối xử với nạn nhân một cách đàng hoàng và tôn trọng trong mọi hoàn cảnh. Nếu có thể, hãy cho họ lựa chọn, chẳng hạn như họ muốn ngồi hay nằm và/hoặc họ muốn đi cùng với ai. Ngoài ra, nếu có thể, hãy hỏi ý kiến của nạn nhân xem họ có đồng ý không trước khi tiến hành bất kì một xử trí nào.
  • Điều trị sớm tình trạng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) trước tiên
  • Gọi trợ giúp thích hợp. Bạn có thể gọi trung tâm trợ giúp và tìm kiểm cứu nạn khẩn cấp (112), cảnh sát cơ động (113), cứu hỏa (114) và dịch vụ xe cứu thương (115) hoặc công ty điện lực.

  • Ghi nhớ nhu cầu của chính bạn. Mỗi người phản ứng với các tình huống căng thẳng theo những cách khác nhau và một số người dễ bị căng thẳng hơn những người khác. Điều quan trọng là học cách đối phó với mọi căng thẳng để duy trì sức khỏe và sự hiệu quả của chính bạn. Đạt được điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống trong tương lai.
Lưu ý trong sơ cứu người bị chấn thương sọ não
Khi gặp tình huống cần sơ cứu, người sơ cứu ban đầu cần bình tĩnh trong cách tiếp cận

4. Cần phải làm gì khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến?

Khi đội cứu hộ chuyên nghiệp đến, họ sẽ đảm nhận việc chăm sóc và điều trị nạn nhân. Hãy nói cho họ những gì đã xảy ra và bất kỳ xử trí nào đã thực hiện. Bàn giao bất kì ghi chú/lưu ý nào mà bạn nhận thấy trong quá trình sơ cứu nạn nhân. Bạn có thể được đề nghị tiếp tục giúp đỡ, chẳng hạn như bằng cách hỗ trợ người thân hoặc bạn bè của nạn nhân trong khi nhân viên y tế xử trí nạn nhân.

Giải thích đơn giản và trung thực nhất có thể chuyện gì đã xảy ra và nạn nhân được tìm thấy ở đâu. Đừng nói mập mờ hoặc phóng đại vì điều này có thể gây ra báo động không cần thiết. Tốt hơn là thừa nhận sự thiếu hiểu biết hơn là cung cấp cho ai đó thông tin sai lệch. Thông tin bạn cung cấp có thể khiến gây lo lắng, vì vậy, bạn hãy bình tĩnh và nói rõ ràng những điều cần làm tiếp theo.

Bạn cũng nên làm theo hướng dẫn được đưa ra cho bạn bởi đội ngũ y tế. Ở lại hiện trường cho đến khi bạn được thông báo rằng bạn có thể đi, vì họ có thể cần để hỏi bạn thêm một số câu hỏi hoặc cảnh sát có thể muốn nói chuyện với bạn. Bạn có thể được yêu cầu liên hệ với người thân của nạn nhân.

Thông tin hữu ích để cung cấp bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về nạn nhân, bao gồm tên, tuổi, và các thông tin liên hệ
  • Bệnh sử của bệnh tật hoặc chấn thương.
  • Mô tả ngắn gọn về bất kỳ tổn thương nào
  • Hành vi bất thường hoặc thay đổi hành vi
  • Điều trị — ở đâu và khi nào.
  • Các dấu hiệu sinh tồn: ý thức, nhịp thở và mạch, nếu người sơ cứu được đào tạo
  • Tiền sử bệnh
  • Thuốc mà nạn nhân đã dùng, với chi tiết về số lượng được thực hiện và khi nào
  • Chi tiết liên hệ thân nhân
  • Chi tiết liên lạc của bạn cũng như ngày tháng, thời gian và địa điểm bạn tham gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

342 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan