Nguyên nhân khiến bạn đái rắt, rất khó chịu

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Rất nhiều người không biết “đái rắt là bệnh gì?”. Thực tế, đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề ở thận nguy hiểm.

Khi bị đái rắt, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần, thường là trên 7 lần vào ban ngày và hơn 2 lần vào ban đêm.
  • Cảm giác đi tiểu xuất hiện đột ngột, rất khó nhịn, có thể són tiểu nếu không đi được ngay.
  • Nước tiểu có màu đục, có bọt, thậm chí có máu.
  • Đau rát khi đi tiểu và đau bụng dưới.
  • Có thể bị nôn, sốt, mệt mỏi, sút cân, đau lưng hoặc đau hông.

Theo ThS.BS Lê Phúc Liên - Vinmec Central Park, những người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ ngày còn đối với những người bị đái rắt thì có thể số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần.

Nguyên nhân gây đái rắt và tiểu buốt ở nam giới có thể là do:

Đối với phụ nữ, nguyên nhân gây đái rắt và tiểu buốt có thể do:

  • Viêm nhiễm đường tiểu;
  • Viêm nhiễm bàng quang;
  • Viêm nhiễm niệu đạo.

Đối với bà bầu, nguyên nhân đái rắt có thể là do thai nhi lớn gây chèn ép bàng quang, thay đổi nội tiết tố khi mang thai...Đái rắt và tiểu buốt có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kèm theo nước tiểu có màu bất thường thì thai phụ cần theo dõi và đi khám kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm trong cơ thể.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc đái rắt cao chính là:

  • Phụ nữ mắc đái rắt nhiều hơn nam giới do có trải qua quá trình sinh đẻ
  • Người già, trẻ em thường có bàng quang yếu hơn nên dễ bị bệnh đái rắt.
  • Người mắc các bệnh lý thần kinh, tiểu đường, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì.

Các bác sĩ đã khuyến cáo một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng đái rắt bao gồm:

  • Hạn chế tối đa những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hay gây kích thích hoạt động của bàng quang như đồ uống có ga, caffeine, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay...
  • Luyện tập bóng đái: Nên tạo thói quen đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định. Khi bị đái rắt, khoảng cách mỗi lần đi tiểu là rất ngắn, hãy cố gắng kéo dài dần dần. Như vậy bàng quang giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đái rắt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón hoặc tiểu quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên uống nước để tránh phải dậy giữa đêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan