Nguyên nhân và tác nhân gây bỏng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phan Phi Tuấn - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi nhiệt, hóa chất, dòng điện, bức xạ, do ma sát. Đây là 1 tai nạn thường gặp trong cả thời bình và thời chiến. Ở Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1.4- 2 triệu người bị bỏng, một nửa số này mất khả năng lao động tạm thời, 70.000 đến 108.000 phải điều trị nội trú và khoảng 6 500 – 10000 bệnh nhân tử vong do bỏng.

1. Nguyên nhân gây bỏng

  • Hầu hết bỏng là do tai nạn sinh hoạt, chiếm khoảng 60% - 65%.
  • Tai nạn lao động gây ra khoảng 5% - 10% tổng số bệnh nhân bị bỏng. hầu hết các trường hợp gặp ở các xí nghiệp luyện kim, hóa chất, xăng dầu, lò xi măng, hầm mỏ, khí đốt, chất dẻo tổng hợp...
  • Bỏng do tai nạn giao thông chiếm khoảng 2 % do cháy xe, tàu, thuyền, máy bay.
  • Bỏng do tự sát ( tự thiêu) hay bị hại ( tạt acid) chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng gây hậu quả nặng nề cho cả sức khỏe và tâm lý.
  • Khoảng < 1% là bỏng do điều trị như chườm nóng, đắp parafin nóng, trị liệu bằng tia xạ.
  • Bỏng do thiên tai như nham thạch của núi lửa, nguyên nhân này hầu như không có ở Việt Nam.
  • Mức độ của bỏng đôi khi đơn lẻ nhưng cũng có lúc bỏng hàng loạt như cháy xe, cháy nhà, nổ ống dẫn dầu gây cháy.....
  • Bỏng có thể đơn thuần hay phối hợp với các tổn thương khác như chấn thương, hội chứng vùi lấp.....
Bị bỏng điện xử lý thế nào?
Bỏng chủ yếu do tai nạn trong sinh hoạt

2. Tác nhân gây bỏng

2.1 Do nhiệt

Là tác nhân hay gặp nhất có thể là nhiệt ướt hay nhiệt khô.

  1. Nhiệt ướt: là loại bỏng hay gặp ở trẻ em hơn người lớn.Tác nhân thường là nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu nóng sôi... Nhiệt độ các tác nhân bỏng ướt thường không cao như bỏng khô.
  2. Nhiệt khô: thường gặp nhất là bỏng lửa cháy với mức sinh nhiệt độ như củi cháy 1 3000C- 1 4000C, xăng 8000C- 1 4000C. Ngoài ra còn có thể cháy các kho chứa nhiên liệu, chất dẻo tổng hợp, hóa chất, cháy do nổ khí mêtan (CH4) trong hầm lò, do nổ bình oxy. Bỏng lửa thương rộng, sâu và có thể gây bỏng hô hấp. Bỏng do tia lửa điện cũng là bỏng nhiệt, nhiệt độ rất cao lên đến 3 2000C- 4 8000C, trong thời gian ngắn, chỉ 0.2-1 giây. Chủ yếu là do bức xạ hồng ngoại. Bỏng do vật nóng tác động trực tiếp như kim loại nóng chảy trong công nghệ luyện kim, kim loại nóng đỏ như bàn ủi, ống bô xe máy...

2.2 Do lạnh

Thường rất ít gặp, do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hay lạnh.

2.3 Do điện

bỏng do dòng điện truyền qua cơ thể, được chia làm 2 loại;

  1. Điện cao thế: hiệu điện thế trên 1000V, sét đánh là loại bỏng điện có hiệu điện thế mạnh nhất.
  2. Điện hạ thế: Hiệu điện thế dưới 1000V, thường là điện gia dụng.

Luồng điện khi dẫn truyền qua cơ thể gây sốc điện và bỏng do điện. Bản chất là năng lượng điện biến thành năng lượng nhiệt và do tác dụng trực tiếp của dòng điện tạo nên hiệu ứng đục lỗ làm tổn thương mô tế bào.

Làm gì khi bị sốc điện do điện giật?
Bỏng do chạm vào nguồn điện cao thế

2.4 Do bức xạ

Là bỏng do tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia laser, tia gama, hạt β...

2.5 Do hóa chất

Thường chia làm 3 nhóm chính:

  • Acid mạnh và các chất tương tự: H2SO4, HF...
  • Base mạnh và các chất tương tự: NaOH, KOH
  • Muối kim loại nặng và các chất tương tự như KMnO4.
    Do ma sát: thường nhẹ, chỉ tổn thương không đáng kể, do cọ xát da với vật cứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan